Phân biệt giữa tạm giam và tạm giữ theo quy định của Bộ luật TTHS

bởi
Phân biệt giữa tạm giam và tạm giữ theo quy định của Bộ luật TTHS

Khái niệm tạm giam và tạm giữ là một trong những khái niệm dễ gây nhầm lẫn kể cả đối với người học luật. Do đó dưới đây sẽ phàn phần phân biệt cơ bản giữa tạm giam và tạm giữ của Luật sư X nhằm giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về nội dung của vấn đề trên!

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Nội dung tư vấn

Tạm giữ và Tạm giam” là hai biện pháp ngăn chặn được quy định tại Mục I Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Theo đó; điểm khác nhau giữa hai biện pháp này như sau:

Đối tượng áp dụng của biện pháp tạm giam và tạm giữ

  • Tạm giữ: Những người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
  • Tạm giam:  bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội ít nghiêm trọng tuy nhiên nhân thân không tốt, đã có tiền án tiền sự hoặc có dấu hiệu bỏ trốn.

Thẩm quyền ra quyết định của biện pháp tạm giam và tạm giữ

  • Tạm giữ: Thủ trưởng, phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập, cấp trung đoàn và tương đương, người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
  • Tạm giam: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

Thời hạn áp dụng của biện pháp tạm giam và tạm giữ

Tạm giữ: Thời hạn tạm giữ để điều tra không quá 03 ngày. Trong trường hợp cần thiết; có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt; có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày. Như vậy thời hạn tạm giữ tối đa không quá 9 ngày.

Tạm giam: Thời hạn tạm giam đối với bị can, bị cáo dài hơn so với thời hạn tạm giữ, cụ thể:

  • Không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng.
  • Không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng.
  • Không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng.

Ngoài ra; việc tạm giam có thể được gia hạn và thời gian gia hạn phải tuân thủ theo quy định sau:

  • Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;
  • Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
  • Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
  • Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

Địa điểm tiến hành biện pháp tạm giam và tạm giữ

  • Tạm giam: Nhà tạm giữ của công an cấp quận, huyện; Nhà tạm giữ của Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh.
  • Tạm giữ: Trại tạm giam quân sự; Nhà hoặc buồng tạm giữ hành chính; Nhà hoặc buồng tạm giữ; Trại tạm giam Bộ công an.

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng áp dụng của biện pháp tạm giam và tạm giữ?

Tạm giữ: Những người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.Tạm giam:  bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội ít nghiêm trọng tuy nhiên nhân thân không tốt, đã có tiền án tiền sự hoặc có dấu hiệu bỏ trốn.

Thời hạn tạm giữ là bao lâu?

Tạm giữ: Thời hạn tạm giữ để điều tra không quá 03 ngày. Trong trường hợp cần thiết; có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt; có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày. Như vậy thời hạn tạm giữ tối đa không quá 9 ngày.

Địa điểm tiến hành biện pháp tạm giam và tạm giữ?

Tạm giam: Nhà tạm giữ của công an cấp quận, huyện; Nhà tạm giữ của Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh.
Tạm giữ: Trại tạm giam quân sự; Nhà hoặc buồng tạm giữ hành chính; Nhà hoặc buồng tạm giữ; Trại tạm giam Bộ công an.

Tại sao tạm giam lại là biệt pháp ngăn chặn?

Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.

Thông tin liên hệ Luật Sư

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102

Xem thêm: Tạm giam có được gặp người nhà hay không?

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm