Pháp luật xử lý thế nào với trường hợp trúng thầu trái quy định

bởi NguyenHung
Pháp luật xử lý thế nào với trường hợp trúng thầu trái quy định

Đấu thầu là một trong những hoạt động khá phổ biến; trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như mua sắm chính phủ. Các hoạt động này được thực hiện chủ yếu bởi cơ quan nhà nước; hoặc các đơn vị sự nghiệp công lập được nhà nước ủy quyền. Hoạt động đấu thầu có vai trò quan trọng nhằm tìm kiếm được nhà thầu có uy tín cũng như một mức giá hợp lý nhất để tối ưu hóa chi phí. Tuy nhiên, thực tế hiện nay đang tồn tại những trường hợp đấu thầu chỉ mang tính hình thức có sự móc nối giữa các bên gây thất thoát lơn tài sản nhà nước. Vậy pháp luật xử lý thế nào với trường hợp trúng thầu trái quy định. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này.

Căn cứ pháp lý:

Đấu thầu là gì ?

Trước khi tìm hiểu pháp luật quy định xử lý thế nào đối với trường hợp trúng thầu trái quy định; chúng ta cần tìm hiểu xem vậy đấu thầu là gì ?

Theo quy định khoản 12 điều 4 tại Luật đấu thầu 2013 có giải thích về đấu thầu như sau:

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Pháp luật xử lý thế nào với trường hợp trúng thầu trái quy định

Hiện nay pháp luật có nhiều biện pháp; cũng như hình thức xử lý đối với các trường hợp đấu thầu trái quy định. Theo quy định tại Điều 121 Nghị định 63/2014/NĐ-CP; hướng dẫn Luật đấu thầu, hiện nay có 4 hình thức xử lý vi phạm; trong lĩnh vực đấu thầu, bao gồm:

  • Cảnh cáo, phạt tiền;
  • Cấm tham gia hoạt động đấu thầu;
  • Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân; vi phạm pháp luật về đấu thầu mà cấu thành tội phạm;
  • Đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu; còn bị xử lý theo quy định của luật cán bộ, công chức

Cảnh cáo, phạt tiền

Tại Khoản 1 điều 121 nghị định 63/2014/NĐ-CP áp dụng cảnh cáo; phạt tiền áp dụng với trường hợp đấu thầu, trúng thầu trái quy định như sau:

1. Cảnh cáo, phạt tiền được áp dụng đối với tổ chức; cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Dẫn chiếu theo quy định tại khoản 1 điều 121 thì việc cảnh cáo; phạt tiền được quy định cụ thể tại Mục 3 chương II của Nghị định 50/2016/NĐ-CP; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư.

– Các hành vi bị xử lý bao gồm:

  • Vi phạm các quy định về kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
  • Vi phạm các quy định về hồ sơ mời quan tâm; hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
  • Vi phạm các quy định về tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
  • Vi phạm quy định về thương thảo hợp đồng đối với; lựa chọn nhà thầu và đàm phán sơ bộ hợp đồng đối với lựa chọn nhà đầu tư
  • Vi phạm quy định về đăng tải thông tin trong đấu thầu

Cấm tham gia hoạt động đấu thầu

Khoản 2 điều 121 nghị định 63/2014 quy định như sau:

2. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu được áp dụng đối với tổ chức; cá nhân vi phạm quy định tại Điều 89 của Luật Đấu thầu và Khoản 8 Điều 12 của Nghị định này

– Đối tượng bị áp dụng: áp dụng hình thức xử phạt trên đối với tổ chức; cá nhân vi phạm về các hành vi bị cấm trong đấu thầu (Điều 89 Luật Đấu thầu) và vi phạm quy định; về sử dụng lao động

Như vậy, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi bị cấm; theo quy định của luật đấu thầu và vi phạm quy định về sử dụng lao động; sẽ bị cấm tham gia vào hoạt động đấu thầu và đưa vào danh sách; các nhà thầu vi phạm trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Cụ thể:

  • Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm; đối với một trong các hành vi đưa, nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu; thông thầu; gian lận; cản trở.
  • Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 03 năm đối với một trong các hành vi; chuyển nhượng thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu; chưa được xác định dẫn tới tình trạng nợ đọng vốn của nhà thầu.
  • Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 06 tháng đến 01 năm đối với một trong các hành vi; không đảm bảo công bằng; tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu, thông tin về nhà thầu; nhà đầu tư trái quy định của pháp luật.
  • Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 05 năm đối với hành vi vi phạm; việc sử dụng lao động quy định tại Khoản 8 Điều 12 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

Việc thỏa thuận trúng thầu trái quy định có thể bị Truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo quy định tại khoản 3 điều 121 nghị định 63/2014/NĐ-CP; thì hành vi thỏa thuận trúng thầu trái quy định có thê bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Cụ thể theo quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung  2017; nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm sẽ bị xử lý hình sự về “Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Liên quan đến tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Điều 222 của BLHS đã quy định rõ các mức độ xử lý vi phạm như:

+ Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm; bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm (Khoản 2);

+ Bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm (Khoản 3);

+ Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định; từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (Khoản 4).

Hủy, đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu trúng thầu trái quy định

Theo quy định tại Điều 123 Nghị định 63/2014/NĐ-CP thì:

  • Hủy thầu là biện pháp của người có thẩm quyền, chủ đầu tư và bên mời thầu để xử lý các hành vi đấu thầu, trúng thầu trái quy định và các quy định khác của pháp luật liên quan của tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động đấu thầu bằng cách ban hành quyết định hủy thầu.
  • Đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu được áp dụng khi có bằng chứng cho thấy tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến không bảo đảm mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế hoặc làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.

Bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực đấu thầu; trúng thầu trái quy định

Theo quy định của điều 124 nghị định 63/2014/NĐ-CP thì đối với việc trúng thầu trái quy định có thể phải bồi thường thiệt hại cụ thể:

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại và các quy định khác của pháp luật liên quan.

Thiệt hại ở đây phải là những thiệt hại thực tế, phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật đấu thầu. Mức bồi thường được xác định theo quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại trong Dân sự, trong Thương mại.

Có thể bạn quan tâm:

Liên hệ Luật Sư X

Hi vọng, qua bài viết”Pháp luật xử lý thế nào với trường hợp trúng thầu trái quy định giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.

Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.

Hotline :  0833102102

Câu hỏi liên quan

Mức xử lý vi phạm hành chính đối với khi trúng thầu trái quy định là bao nhiêu?

Mức phạt tiền: Mức phạt phụ thuộc vào hành vi vi phạm có tính chất nặng hay nhẹ; thấp nhất là 500.000 đồng đối với hành vi đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu; nhà đầu tư muộn hơn so với quy định và cao nhất là 40 triệu đồng với hành vi Đánh giá hồ sơ dự thầu; hồ sơ đề xuất của nhà thầu, nhà đầu tư không đúng tiêu chuẩn đánh giá; được phê duyệt trong hồ sơ mời thầu; hồ sơ yêu cầu dẫn đến thay đổi kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

Mức bồi thường thiệt hại đối khi phát hiện có gian lận để trúng thầu trái quy định được xác định thế nào ?

Mức bồi thường thiệt hại đối với hành vi nêu trên được xác định theo Thiệt hại thực tế, phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật đấu thầu. Mức bồi thường được xác định theo quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại trong Dân sự, trong Thương mại.

Hành vi hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu có thể bị xử lý thế nào ?

Đối với hành vi hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu có thể bị Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm. Trường hợp có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 222 BLHS 2015

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm