Phòng vệ ra sao để không vi phạm pháp luật khi trộm vào nhà?

bởi
Phòng vệ ra sao để không vi phạm pháp luật khi trộm vào nhà?
Phòng vệ ra sao để không vi phạm pháp luật khi trộm vào nhà?” là câu hỏi được rất nhiều quan tâm trên Fanpage và kênh Youtube của Luật Sư X khi gần đây xảy ra rất nhiều vụ việc chủ bà lại bỗng hóa thành kẻ phạm tội khi có những các xử lý sai pháp luật trong nhưng thời điểm nhạy cảm nêu trên. Trong bài viết này, hãy cùng Luật sư X đánh giá một số quan điểm về hành đồng phù hợp khi bọ trộm “ghé thăm” và tìm ra giải pháp phù hợp nhất nhé

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

Có hai luồng quan điểm gây nhiều tranh cãi trong dư luận về hành động của chủ nhà khi nhà có kẻ trộm đột nhập như sau:

I. Quan điểm : “Thà phụ người chứ không để người phụ ta”

Những người theo quan điểm này thường lập luận rằng, khi bị kẻ trộm đột nhập vào nhà thì cũng đồng nghĩa với việc cả gia đình mình đang gặp nguy hiểm rất lớn về sức khỏe và tính mạng. Vì không ai có thể biết trước những kẻ đột nhập này có mang theo hung khí nguy hiển và có sẵn sàng triệt hạ bất kỳ người nào phát hiện chúng để chiếm đoạt bằng được tài sản hay để tẩu thoát hay không?

Quả thực, những suy luận này cũng rất có lý, vì đã có rất nhiều trường hợp chủ nhà bị hành hung hoặc thậm chí sát hại khi phát hiện ra kẻ trộm. Biết đâu, cũng chính vì 1-2 giây chần chừ của gia chủ mà những thảm án như Lê Văn Luyện sát hại gia đình Tiệm vàng Ngọc Bích đã xảy ra.

Do đó, với những người theo quan điểm trên thì họ sẽ bỏ qua mọi quy định pháp luật hay chuẩn mực đạo đức xã hội mà sẽ chỉ nghĩ về việc bảo về sức khẻo, tính mạng của mình và người thân trước. Và với mục tiêu đó, sẽ không có hành đồng nào hiệu quả hơn việc sử dụng các dụng cụ sát thương có sẵn  trong nhà như dao kéo, gậy để gây triệt hạ kẻ trộm trước, để kẻ trộm không thể có thời gian, cơ hội trống trả hay gây thương tích ngược lại cho mình và người thân. Trong trường hợp này, việc sử dụng các dụng cụ có tính sát thương trên hoàn toàn có thể gây ra những thương tích nặng nề cho kẻ trộm hoặc thậm chí có thể dẫn đến chết người.

Với cách hành xử này, gia chủ có thể bảo vệ tốt nhất tính mạng, sức khỏe của mình và người thân nhưng chắc chắn cũng sẽ không thể tránh khỏi sự trừng phạt của pháp luật. Cụ thể:

Trong trường hợp này tùy vào mức độ, tính chất của hành vi mà chủ nhà được xác định phạm tội thuộc vào những điều sau:

Điều 126. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.”

Thực tế việc xem xét một vụ án cụ thể là “giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng” hay “cố ý gây thương tích do vượt quá phòng vệ chính đáng” sẽ phụ thuộc nhiều vào vào sự điều tra, kết luận của cơ quan điều tra. Và cơ quan điều tra có trách nhiệm với những chứng cư thu thập được phải chứng minh cho kết luận của họ.

II. Quan điểm: Bình tĩnh ứng phó, thượng tôn pháp luật

Quan điểm thứ hai là quan điểm “hiền lành” hơn, đó là khi có kẻ trộm đột nhập nhà, chủ nhà cần hết sức bình tĩnh. Nếu kẻ trộm chưa phát hiện ra chủ nhà còn thức và đang theo dõi chúng, cần cố gắng giữ yên lặng và tranh thủ ghi nhớ đặc điểm nhận dạng kẻ trộm để sau đó cung cấp cho cơ quan công an. Trường hợp kẻ trộm manh động thì cũng phải bình tĩnh xử lý, có thể dùng lời nói (như thuyết phục) hoặc hành động khác để phân tán sự tập trung của kẻ trộm rồi tận dụng cơ hội để thoát khỏi sự nguy hiểm. Chỉ nên chống trả, khống chế và bắt kẻ trộm khi thấy mình đủ khả năng, nhưng cũng phải trong giới hạn cần thiết. Khi bắt, khống chế được kẻ trộm phải báo ngay cho cơ quan chức năng, tuyệt đối không được hành hung, gây thương tích cho kẻ trộm vì luật không cho phép.

Tuy nhiên, quan điểm trên cũng bị rất nhiều người phản đối do được coi là nặng lý thuyết. Và trong hoàn cảnh bất ngờ, phức tạm như tình huống trộm đột nhập vào nhà thì thật khó để có thể lựa chọn phương án tối ưu vừa bảo vệ được gia định, vừa không vi phạm pháp luật được.

Trên đây, là hai luông quan điểm lớn nhất về phương án xử lý của chủ nhà nếu bị trộm cắp đột nhập. Thật khó để lựa chọn phương án nào phù hợp nhất. Nhưng trong khuôn khổ bài viết này, Luật sư X mong rằng các bạn nếu không may rơi vào hoàn cảnh đó thì sẽ bình tĩnh, phán đoán chính xác để hành xử phù hợp nhất. Còn bạn, bạn sẽ lựa chọn cho mình quyết định ra sao? Hay để lại bình luận phía dưới bài viết nhé!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm