Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể mới nhất năm 2021

bởi Vudinhha
Quy định và thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Luật pháp Việt Nam cho phép công dân thực hiện kinh doanh dưới nhiều hình thức: thành lập doanh nghiệp, thành lập hộ kinh doanh cá thể… Cũng giống như thành lập doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì muốn thực hiện kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể cũng phải thực hiện đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể. 

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP định nghĩa về hộ kinh doanh như sau: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.”

Đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh; thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh; người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh không được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020. Hộ kinh doanh và doanh nghiệp đều được coi là các tổ chức kinh tế; thực hiện các hoạt động thương mại; tuy nhiên hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp.

Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể

Theo khoản 1 Điều 82 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh chỉ được cấp cho hộ kinh doanh đáp ứng các điều kiện:

– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

– Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định

Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;

– Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh; thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người thành lập hộ kinh doanh; hoặc hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ (đã chuẩn bị ở Bước 1) tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện khi thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện không được yêu cầu người thành lập hộ kinh doanh; hoặc hộ kinh doanh nộp thêm hồ sơ; hoặc giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

– Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận; và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Bước 4: Người thành lập hộ kinh doanh nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

Thời gian giải quyết đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

  • Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
  • Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể mới nhất năm 2021. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng được đăng ký thành lập hộ kinh doanh là ai?

Theo Điều 79 Nghị định 01/2021 NĐ-CP có nêu rõ, các đối tượng được quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể là cá nhân,thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Người đại diện các thành viên hộ gia đình đứng tên trên giấy phép kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Cách đặt tên hộ kinh doanh?

Tên hộ kinh doanh bao gồm 2 thành tố: “Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh”.
Tên Hộ kinh doanh không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” vì dễ gây nhầm lẫn với loại hình doanh nghiệp. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của những hộ kinh doanh khác đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
Không sử dụng tiếng anh để đặt tên cho HKD. Nếu sử dụng phải đảm bảo giữa các ký tự có dấu chấm đi kèm. 

Địa điểm đăng ký kinh doanh là gì?

Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm