Tạm ngừng kinh doanh bao lâu?

bởi ThuHa

Trong kinh doanh vì rất nhiều lý do mà sẽ có những thời điểm doanh nghiệp cần tạm ngừng hoạt động kinh doanh và cần phải thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Nhưng có rất nhiều doanh nghiệp chưa nắm được những quy định, hồ sơ cần chuẩn bị những gì và thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động công ty như thế nào? Giải đáp thắc mắc cho việc Tạm ngừng kinh doanh bao lâu? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Sư X.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Theo K1 điều 41 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tạm ngừng kinh doanh như sau:

Điều 41. Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp

Các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
1. “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Điều kiện tạm ngừng kinh doanh

  • Tại thời điểm doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp không bị đóng mã số thuế. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp lập ra không kinh doanh tại trụ sở mình đã đăng ký; hoặc không hoạt động kinh doanh thực tế do đó không kê khai thuế đầy đủ. Khi có những vi phạm như trên, Chi cục thuế quản lý sẽ đóng mã số thuế đối với những doanh nghiệp này. Vì vậy muốn làm thủ tục đăng ký tạm ngưng doanh nghiệp. Trước tiên doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục khôi phục mã số thuế bị đóng.
  • Doanh nghiệp phải thông báo về việc tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp tới cơ quan đăng ký kinh doanh 03 ngày trước khi doanh nghiệp tạm ngừng. Chẳng hạn ngày 15/9 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động. Chậm nhất ngày 12/09 doanh nghiệp sẽ phải gửi thông báo về việc tạm ngừng đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở.

Ví dụ: Công ty muốn đăng ký tạm ngừng kinh doanh từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/12/2021. Công ty phải nộp hồ sơ lên phòng kế hoạch đầu tư và được tiếp nhận trước ngày 15/12/2020.

Tạm ngừng kinh doanh bao lâu?

Công ty được đăng ký tạm ngưng 02 lần liên tiếp

Ví dụ: Lần 1, nộp hồ sơ tam ngừng ngày 14/12/2017 thì hợp lệ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2018. Đến ngày 14/12/2018, doanh nghiệp lại nộp hồ sơ ngừng hoạt động hợp lệ từ 01/01/2019 đến ngày 31/12/2019. Như vậy qua 2 lần nộp tạm ngừng; doanh nghiệp tạm ngừng từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2019.

Như vậy, theo viện dẫn trên thì công ty có thể tạm ngừng kinh doanh lần thứ nhất với thời hạn tối da 01 năm. Nếu chưa thể hoạt động trở lại. Công ty có thể tiếp tục thông báo tạm ngừng kinh doanh (lần thứ hai) gửi tới Phòng Đăng ký kinh doanh (thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư). Thời hạn tạm ngừng kinh doanh lần thứ hai có tối đa là 01 năm.

Luật Doanh nghiệp không quy định về số lần được gia hạn. Tuy nhiên, việc tạm ngừng kinh doanh mỗi lần không quá 01 năm. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá 02 năm.

Mức xử phạt khi tạm dừng kinh doanh không thông báo

Nếu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo; hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Có thể bị xử phạt theo Điều 32 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, cụ thể:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;

Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế nội dung theo quy định đối với hành vi vi phạm tại điểm a hoản 1 Điều 32 Nghị định 50/2016/NĐ-CP
  • Buộc thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh các nội dung theo quy định đối với hành vi vi phạm tại Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ khoản 1 và khoản 2 Điều 32 Nghị định 50/2016/NĐ-CP

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Tạm ngừng kinh doanh bao lâu? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo với cơ quan thuế?

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh chậm nhất không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế (Điều 14 Thông tư số 151/2014/TT-BTC).
Như vậy, doanh nghiệp chỉ phải nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh. Việc gửi thông báo cho cơ quan thuế là trách nhiệm của Phòng Đăng ký kinh doanh (không phải của doanh nghiệp).

Doanh nghiệp có thể xin hoạt động trở lại khi đang tạm ngưng không?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp đang trong thời gian đăng ký tạm ngừng hoạt động có thể đăng ký tiếp tục hoạt động trở lại trước thời hạn nhưng phải thực hiện nghĩa vụ thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động trở lại.

Hết 2 năm tạm ngừng kinh doanh nếu muốn tạm ngừng tiếp thì phải làm như nào?

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp mỗi lần tạm ngừng kinh doanh tối đa 1 năm. Do vậy nếu đã hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh doanh nghiệp có thể tiếp tục gia hạn thời gian tạm ngừng kinh doanh (nộp tờ khai thuế, môn bài…) và không giới hạn số lần gia hạn

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm