Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất

bởi LeMai
Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất

Hiện nay tình trạng tặng quyền sử dụng đất diễn ra rất phổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa nắm được trình tự, thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất được thực hiện như thế nào. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Điều kiện để tặng cho quyền sử dụng đất

Điều kiện đối với mảnh đất

Người có nhu cầu tặng cho đất thì đất cần đảm bảo các điều kiện sau đây:

  • Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Như vậy, nếu đáp ứng đủ cả 04 điều kiện trên thì bạn có thể tặng cho mảnh đất của mình cho người khác.

Điều kiện đối với người tặng cho

Pháp luật không quy định điều kiện đối với người tặng cho; quyền sử dụng đất nhưng trên thực tế thì mảnh đất được tặng cho phải do chính người sử dụng đất đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bạn đọc có thể tham khảo bài viết:

Đất không sổ đỏ có lập di chúc được không?

Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Điều kiện đối với người nhận tặng cho

Pháp luật về đất đai không có quy định người bao nhiêu tuổi thì được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên:

Người từ đủ 18 tuổi trở lên thì có quyền đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu người được tặng cho chưa đủ 18 tuổi thì vẫn được tặng cho; nhưng chưa được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp này sẽ do người đại diện theo pháp luật của người được tặng cho; đứng ra nhận tài sản và được ghi vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tư cách là người đại diện.

Quy trình thực hiện thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất

Để làm thủ tục tặng cho và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì các bên cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Hợp đồng này gồm những nội dung chính sau:

  • Tên, địa chỉ của các bên;
  • Lý do tặng cho quyền sử dụng đất;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên;
  • Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất;
  • Thời hạn sử dụng đất còn lại của bên tặng cho;
  • Quyền của người thứ ba đối với đất được tặng cho;
  • Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.

Bước 2: Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Hai bên có thể liên hệ với văn phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã để yêu cầu công chứng, chứng thực hợp đồng này. Việc tặng cho quyền sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện luật định; khi lập hợp đồng thì cả hai bên phải ký vào hợp đồng tặng cho.

Trông đó, hồ sơ yêu cầu công chứng gồm:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc);
  • Hợp đồng tặng cho đã được công chứng;
  • Bản sao công chứng các giấy tờ nhân thân: CMND/CCCD, hộ khẩu….;
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân (để được miễn thuế thu nhập cá nhân);
  • Các giấy tờ cần thiết khác.

Bước 3: Tiến hành nộp hồ sơ tại phòng đăng ký đất đai

Sau khi hợp đồng đã được công chứng hoặc chứng thực người tặng cho sẽ nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai cấp quận, huyện nơi có bất động sản; để sang tên quyền sử dụng đất cho người được tặng cho. Hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất gồm:

  • Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Giấy tờ khác, như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của hai bên…

Bước 4: Nhận kết quả và thực hiện nghĩa vụ tài chính

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; gửi hồ sơ cho cơ quan quản lý đất đai thuộc Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trường hợp bên nhận tặng cho phải thực hiện nghĩa vụ tài chính mà nghĩa vụ tài chính đó được xác định theo số liệu địa chính thì văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thông báo cho các bên chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ tài chính. Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ tài chính (nếu có), các bên tham gia chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại nơi đã nộp hồ sơ.

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật Sư X hãy liên hệ: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Đất nằm trong khu vực được quy hoạch có thể tặng cho không ?

Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật”; và ngược lại các quyền này hầu như bị hạn chế.

Thời hạn giải quyết yêu cầu đăng ký biến động đất đai là bao lâu ?

Thời gian do UBND cấp tỉnh quy định, cụ thể:
Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn

Người tâm thần có được nhận tặng cho bất động sản không?

Một người chỉ được xem là tâm thần khi có quyết định của Tòa án. Cho nên, nếu chưa có xác nhận của Tòa án thì vẫn được nhận bình thường.
Trường hợp đã có xác nhận của Tòa án thì người bị tâm thần vẫn được nhận bất động sản; và giao dịch này sẽ được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật.

Tặng cho quyền sử dụng đất có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không ?

Theo quy định tại Khoản 1 điều 3 thông tư 111/2013/TT-BTC thì tùy theo đối tượng được tặng cho mà xem xét có phải nộp thuế thu nhập cá nhân hay không. Cụ thế những đối tượng sau thì không phải nộp thuế; còn những đối tượng ngoài danh sách vẫn phải nộp thuế bao gồm:  Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm