Thủ tục trích lục kết hôn

bởi NguyenTriet
Thủ tục trích lục kết hôn

Trích lục kết hôn là việc xin cấp lại bản sao thông tin đăng ký kết hôn từ phía cơ quan quản lý. Hiện nay, nhu cầu về trích lục kết hôn rất lớn khi tình trạng mất; thất lạc hồ sơ giấy tờ khi đang thực hiện những giao dịch liên quan đến mua bán đất đai; thừa kế; ly hôn… Vậy để thực hiện thủ tục trích lục kết hôn là như thế nào? Hãy cũng Luật sư X tìm hiều kĩ hơn về các vấn đề xoay quanh trích lục kết hôn. Để có thêm hiểu biết về vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật hộ tịch năm 2014

Nghị định 123/2015/NĐ-CP

Thông tư 04/2020/TT-BTP

Nội dung tư vấn

Quyền yêu cầu trích lục kết hôn

Không phải cá nhân nào cũng có quyền yêu cầu trích lục hồ sơ, giấy tờ nói chung và trích lục đăng ký kết hôn của người khác. Như vậy, chỉ có một số đối tượng cụ thể mới được yêu cầu trích lục đăng ký kết hôn đó là:

  • Công dân yêu cầu trích lục kết hôn 
  • Cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện công vụ yêu cầu

Ví dụ: Khi trích lục kết hôn thì thường là vợ hoặc chồng sẽ có yêu cầu và chứng minh bằng đăng ký kết hôn có tên hai người. Trường hợp hai người đều bận thì một trong hai bên hoặc cả hai phải ủy quyền cho một người khác để đại diện thực hiện thủ tục. Lưu ý: Giấy ủy quyền cần được công chứng đầy đủ.

Thủ tục trích lục kết hôn là gì?

Trích lục kết hôn hay còn gọi là trích lục đăng ký kết hôn là thủ tục thường gặp. Để thực hiện thủ tục này cần phải nắm rõ về cơ quan có thẩm quyền cung cấp.

Cơ quan có thẩm quyền

Sẽ có 3 cấp cơ quan có thẩm quyền để thực hiện xác nhận yêu cầu trích lục kết hôn đó là:

  • Ủy ban nhân dân xã, phường
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận
  • Sở tư pháp nơi đăng ký kết hôn

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bạn phải thực hiện tại các cơ quan tổ chức khác nhau. Hãy lưu ý vấn đề này vì nhiều khi sẽ bị trả hồ sơ khi nộp cơ quan không đúng thẩm quyền; khi đó thủ tục lại quay lại thời điểm đầu nên rất mất thời gian.

Với kinh nghiệm của mình tôi có thể chia sẻ như sau để các bạn có thể áp dụng:

  • Với trường hợp thông thường là hai công dân Việt Nam, đăng ký kết hôn từ sau năm 1990 đơn thuần là mất hay thất lạc đăng ký kết hôn thì sẽ thực hiện tại UBND cấp phường; xã nơi đã cấp đăng ký kết hôn.
  • Với những trường hợp đặc biệt khi có yếu tố nước ngoài; là đăng ký kết hôn từ khoảng thời gian từ 1960 đến 1990; là đăng ký kết hôn nhưng địa giới hành chính thay đổi thì nên thực hiện ở UBND cấp huyện; quận
  • Với trường hợp không nhớ nơi đăng ký kết hôn; trường hợp rất phức tạp; từ những giai đoạn trước 1960 thì sẽ thực hiện tại Sở tư pháp – Tỉnh; thành phố thực hiện đăng ký kết hôn.

Như vậy, tùy vào từng trường hợp và tình huống cụ thể thì bạn nên lựa chọn những nơi phù hợp tránh để xảy ra việc phiền hà, mất thời gian.

Quy trình thực hiện thủ tục trích lục kết hôn

Bước 1 – Bước soạn hồ sơ

Một bộ hồ sơ xin để thực hiện thủ tục trích lục giấy kết hôn  gồm:

  • Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch (theo mẫu);
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân;
  • Sổ hộ khẩu của người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch;
  • Giấy tờ ủy quyền; trong trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục.

Bước 2 – Bước nộp hồ sơ:

Tùy vào trường hợp của bản thân thì bạn có thể xin trích lục tại UBND xã; phường; Quận; huyện mà cao nhất là Sở tư pháp.  Người làm công tác hộ tịch tiếp nhận hồ sơ của bạn sẽ xem xét thành phần hồ sơ; nội dung trong các văn bản đó để kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.

Nếu hồ sơ còn thiếu thành phần; nội dung trong các văn bản còn chưa chính xác; họ sẽ hướng dẫn bạn điều chỉnh. Còn nếu hồ sơ đã hợp lệ; thì bạn sẽ được cấp giấy biên nhận; đồng thời cũng chính là giấy hẹn trả kết quả thủ tục hành chính. (Thông thường là 01 ngày)

Bước 3 – Bước nhận kết quả:

Sau khi, nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Người làm công tác hộ tịch sẽ rà soát hồ sơ hộ tịch và trả kết quả cho bạn theo ngày trên giấy hẹn trả. Theo đúng ngày đó, bạn quay lại nơi nộp hồ sơ thể nhận kết quả.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tục cấp bản sao trích lục kết hôn tại Hà Nội

Thủ tục trích lục Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

Thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân cho người Việt Nam ở nước ngoài

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề thủ tục trích lục kết hôn. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu tư vấn về các vấn đề liên quan của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

Có thể tiến hành xin cấp trích lục kết hôn trực tuyến được không?

Hiện nay để phù hợp với thời kì công nghệ 4.0; kết hợp với việc tinh giảm biên chế; thay đổi và thực hiện theo hướng đơn giản hóa để phù hợp với tình hình chung là quá bận rộn như hiện nay. Do đó mà việc tiến hành xin cấp trích lục kết hôn hoàn toàn có thể thực hiện đăng kí trực tuyến. Bạn sẽ tiến hành lên cổng dịch vụ trực tuyến nới bạn xin đăng kí trúc lục; sau đó hoàn thành việc điền thông tin và gửi đi là bạn đã đăng kí thành công việc xin cấp trích lục.

Giá trị pháp lý của bản trích lục như thế nào?

Bản sao trích lục có 02 loại là bản sao trích lục được cấp từ sổ gốc và bản sao trích lục được chứng thực từ bản chính. bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, bản sao trích lục có giá trị tương tự như bản chính được sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.

Có được dùng trích lục đăng ký kết hôn để xin ly hôn không?

Tòa án nhân dân các cấp cho phép người ly hôn sử dụng bản trích lục đăng ký kết hôn thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Do đó nếu khi ly hôn mà bạn bị vợ/chồng giữ giấy tờ, hoặc giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bị mất thì bạn nên thực hiện ngay thủ tục xin trích lục đăng ký kết hôn để có thể khắc phục vướng mắc này.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm