So sánh thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật

bởi Luật Sư X

“Pháp luật dân sự hiện hành của nước ta đã quy định rất rõ về thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Điều này được thể hiện trong chương XXII và chương XXIII của Bộ luật dân sự 2015. Nếu như thừa kế theo di chúc phụ thuộc vào ý chí của chủ thể lập di chúc thì đối với thừa kế theo pháp luật; các chủ thể trong quan hệ thừa kế cần phải tuân theo các nguyên tắc; trình tự nhất định được quy định trong bộ luật hiện hành. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật; mời bạn tham khảo bài viết sau đây của Luật sư X.”

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015

Nội dung tư vấn

Điểm giống nhau giữa thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật

Thứ nhất, về bản chất

– Thừa kế theo di chúc và theo pháp luật đều là hình thức chuyền quyền sở hữu tài sản của người chết sang cho người còn sống.

Thứ hai, về thời điểm và địa điểm mở thừa kế

– Căn cứ điều 611 Bộ luật dân sự 2015, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này. Về địa điểm mở thừa kế, đó phải là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản; hoặc nơi có phần lớn di sản.

Thứ ba, về người thừa kế

– Căn cứ theo điều 613 Bộ luật dân sự 2015, họ phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Thứ tư, về việc không được quyền hưởng di sản

Các đối tượng được liệt kê trong điều 621 Bộ luật dân sự 2015; đều không được quyền hưởng di sản.

Điểm khác nhau giữa thừa kế theo di chúc và theo pháp luật

Tiêu chí

Thừa kế theo di chúc

Thừa kế theo pháp luật

Cơ sở pháp lýChương XXII BLDS 2015 (Điều 624 – Điều 648)Chương XXIII BLDS 2015 (Điều 649 – Điều 655)
Định nghĩa Thừa kế theo di chúc là hình thức thừa kế dựa trên ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. (Điều 624) Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. (Điều 649)
Hình thứcVăn bản– Văn bản thỏa thuận có công chứng của các đồng thừa kế

 

Người được hưởng thừa kế

 

– Cá nhân, tổ chức bất kỳ theo ý chí của người lập di chúc

 

– Cá nhân được quy định trong Điều 651 BLDS

– Con riêng và bố dượng, mẹ kế (Điều 654 BLDS)

– Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động được nhận thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc (Điều 644 BLDS)

 

Trường hợp được thừa kếTheo ý chí, nguyện vọng của cá nhân khi lập di chúc.– Không có di chúc;

 

– Di chúc không hợp pháp;

– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận. (Điều 650 BLDS)

Thừa kế thế vịKhông có thừa kế thế vị Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;  (Điều 652 BLDS)
Phân chia di sảnĐiều 659 BLDS 2015Điều 660 BLDS 2015

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về So sánh thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Viết di chúc bằng văn bản thì đến đâu đẻ chứng thực?

Đối với việc lập di chúc bằng văn bản được chứng thực thì người lập di chúc sẽ trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình cư trú để thực hiện việc lập di chúc. Về trình tự, thủ tục lập di chúc có chứng thực sẽ được thực hiện tương tự như trường hợp lập di chúc ở Văn phòng công chứng, tổ chức hành nghề công chứng.

Ai cũng có quyền làm chứng việc lập di chúc?

Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
– Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
– Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
– Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Di chúc đã công chứng có thể sửa đổi không?

Di chúc đã được công chứng; nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần; hoặc toàn bộ di chúc; thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế; hoặc hủy bỏ đó. Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng; thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi; bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm