Bảo lãnh và bảo lĩnh là gì?

bởi

Trong cuộc sống thường ngày, hai từ bảo lãnh và bảo lĩnh được dùng như nhau, chẳng qua là do cách phát âm khác nhau của từng vùng miền. Tuy nhiên về mặt pháp luật, hai từ này lại là hai chế định hoàn toàn khác nhau. Để hiểu rõ hơn về hai cụm từ này, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau đây

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

1. Bảo lãnh là gì?

Khái niệm và bản chất

Căn cứ vào Điều 335 Bộ Luật Dân Sự 2015 như sau :

1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

  2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Như vậy Bảo lãnh, theo Bộ luật dân sự là “ biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”. 

Ví dụ: Một ngân hàng cam kết sẽ thanh toán cho bên thụ hưởng của hợp đồng khoản đền bù trong phạm vi của số tiền được nêu rõ trong giấy bảo lãnh nếu bên đối tác không thực hiện được trách nhiệm của mình trong hợp đồng (bảo lãnh ngân hàng).

Phạm vi bảo lãnh

Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phẩn hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.

Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.

Có thể thấy Phạm vi bảo lãnh được xác định là giới hạn về nghĩa vụ ràng buộc giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh trên cơ sở cam kết của bên bảo lãnh và sự chấp nhận cam kết của bên nhận bảo lãnh cho bên được bảo lãnh. Theo đó, giới hạn nghĩa vụ bên bảo lãnh phải thực hiện đối vối bên nhận bảo lãnh có thể là một phần hoặc toàn bộ.

Vì xuất phát từ sự thỏa thuận của các chủ thể nên quan hệ pháp luật dân. sự thường rất đa dạng và phong phú. Trong các quan hệ pháp luật dân sự nói chung và quan hệ nghĩa vụ dân sự nói riêng, các chủ thể thỏa thuận để ràng buộc với nhau rất nhiều quyền cũng như nghĩa vụ. Thậm chí từ một nghĩa vụ ban đầu có thể làm phát sinh nhiều nghĩa vụ khác.

Ví dụ: thỏa thuận trong hợp đồng vay, ngoài nghĩa vụ trả tiền vay của bên vay, các bên có thể thỏa thuận: Lãi trong hạn, lãi quá hạn, tiền phạt (khi có vi phạm), tiền … Với sự đa dạng này, pháp luật cũng đã dự liệu phạm vi bảo lãnh. Theo đó, nếu các bên không có thỏa thuận nào khác thì nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả.

Nếu nghĩa vụ được bảo lãnh phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi cá nhân là người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt hoạt động, bởi vì các chủ thể này không còn năng lực chủ thể trong các quan hệ pháp lụật nói chung và quan hệ bảo lãnh nói riêng.

Thù lao

Bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thoả thuận.

Nhiều người cùng bảo lãnh

Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình.

2. Bảo lĩnh là gì

Nếu bảo lãnh xuất hiện trong bộ luật dân sự thì khái niệm bảo lĩnh cũng chỉ xuất hiện trong Bộ luật hình sự . Theo đó, Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về biện pháp bảo lĩnh như sau:

Điều 121. Bảo lĩnh 

1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

2. Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.

Trong giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

Có thể nói về mặt bản chất thì Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

Theo quy định trên thì điều kiện và thủ tục bảo lĩnh như sau:

Điều kiện bảo lĩnh

Bị can, bị cáo phải được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án cho bảo lĩnh.

Bị can, bị cáo có người thân thích (từ 2 người trở lên), người thân thích bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột mà họ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của bị can bị cáo… nhận bảo lĩnh hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị mà bị can, bị cáo là thành viên nhận bảo lĩnh, nếu là chính quyền địa phương đứng ra bảo lĩnh thì người được bảo lĩnh phải là người cư trú ở địa phương đó.

Cá nhân bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người đủ 18 tuổi trở lên có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh

Thủ tục bảo lĩnh

Người bảo lĩnh nộp đơn xin bảo lĩnh tới cơ quan có thẩm quyền quyết định cho bị can, bị cáo được bảo lĩnh

Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức

Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc.

Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Vậy, nếu đáp ứng được các điều kiện trên thì người gia đình bạn có thể làm đơn gửi đến cơ quan điều tra để bảo lĩnh cho em trai của mình.

Từ những phân tích trên, bảo lãnh với bảo lĩnh trong pháp luật là khác về bản chất chứ không chỉ khác về cách phát âm. Thực tiễn xét xử, không chỉ đối với hai khái niệm này bị nói, viết không đúng mà một số chế định khác cũng thường bị nói, viết nhầm lẫn như: Trong tố tụng hình sự không có khái niệm “người giám hộ”, chỉ có khái niệm “người đại diện cho bị can, bị cáo” nhưng các bản án hình sự của tòa vẫn cứ ghi là “người giám hộ”. Hoặc “người chưa thành niên” thì viết “vị thành niên”, “người làm chứng” thì viết “nhân chứng”…

Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm