Bị con đuổi ra khỏi nhà sau khi viết di chúc phải làm như thế nào?

bởi LSX
Bị con đuổi ra khỏi nhà sau khi viết di chúc phải làm như thế nào

Xin chào Luật sư X, tôi đang gặp trường hợp như sau mong Luật sư tư vấn: Sau khi tôi viết và đưa di chúc của mình cho con cả, ngay lập tức gia đình đã tỏ thái độ không tốt, hàm ý muốn đuổi tôi ra khỏi nhà. Hiện tại tôi cảm thấy rất lo lắng vì di chúc đã được viết ra, theo Luật sư X cần phải làm gì?

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật dân sự 2015;

Nội dung tư vấn

Trên thực tế có rất nhiều trường hợp sau khi di chúc được viết ra thì con cái ngay lập tức trở mặt không đối đãi tử tế với cha mẹ mình, có trường hợp còn đuổi họ để độc chiếm nhà cửa. Về lĩnh vực thừa kế thì pháp luật Việt Nam bảo hộ rất tốt đối với người để lại di sản, việc viết di chúc tạm thời chưa ảnh hưởng đến quyền sử dụng của người đó đối với tài sản.

Di chúc là gì?

Di chúc hay chúc thư được định nghĩa theo Điều …. Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 624. Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Như vậy có thể thấy rằng, khác với hợp đồng tặng cho thì di chúc là một văn bản được soạn thảo thể hiện ý chí chuyển nhượng tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Như vậy, khi người này chưa chết, di chúc chưa có hiệu lực và tài sản cũng chưa thể thực hiện việc chuyển dịch, đăng ký biến động tại cơ quan chức năng.

Bố mẹ sửa đổi, hủy bỏ, bổ sung di chúc bất cứ lúc nào

Khi bản di chúc chưa có hiệu lực (chưa mở thừa kế) thì bố mẹ hoàn toàn có thể thay đổi, viết, bổ sung một bản di chúc mới để hủy bỏ hiệu lực bản di chúc cũ mà người con đang cầm giữ. Theo quy định tại Điều 643 Bộ luật dân sự 2015 có nội dung như sau:
Điều 643. Hiệu lực của di chúc
1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
Điều 640. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc
1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.

Đuổi bố mẹ ra khỏi nhà có thể bị tước quyền hưởng di sản thừa kế

Việc người con đuổi bố mẹ ra khỏi nhà thể hiện sự thiếu hiểu biết, sự quan tâm đến tài sản thừa kế nhiều hơn vấn đề sức khỏe, đạo lý đối với bố mẹ của mình. Việc đối xử không tốt với bố mẹ cũng có thể trở thành căn cứ để bị tước quyền hưởng di sản thừa kế
Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Hi vọng rằng, nội dung Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc.
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm