Buôn bán hàng xách tay có vi phạm pháp luật?

bởi Vudinhha

Có thể bạn không biết; thì những hàng hóa xách tay được kinh doanh ngoài thị trường; đều là vi phạm pháp luật. Từ điện thoại, laptop đến mỹ phẩm quần áo … ;Tại sao lại như vậy? Buôn bán hàng xách tay có vi phạm pháp luật? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết này của Luật sư X nhé!

Căn cứ pháp lý:

  • Luật thuế và các văn bản liên quan
  • Luật doanh nghiệp 2014
  • Nghị định 185/2013/NĐ-CP

Việc buôn điện thoại hàng xách tay là hành vi trái pháp luật.

Nhiều cửa hàng điện thoại lớn buôn bán điện thoại xách tay; nhưng lại không xuất hóa đơn đỏ cho hàng hóa đó (có thể xuất hóa đơn bằng việc viết hóa đơn cho sản phẩm khác); bởi lẽ hàng hóa này không có chứng từ nhập khẩu; do không được thông qua kê khai tại hải quan. Nguồn hàng hóa này thường có được nhờ việc có người đi từ nước ngoài mua về; nhưng do đây là hàng tiêu dùng chứ không phải hàng thương mại; nên hàng hóa có được từ nguồn này không được phép buôn bán.

Và điện thoại xách tay cũng nằm trong diện hàng hóa đó. Bởi, nó chính là việc buôn lậu hàng hóa; nhằm trốn thuế quy định cụ thể tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP; hàng hóa nhập lậu bao gồm:

c) Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định; không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật; hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;

d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;

đ) Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu; nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật; hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.”

Như vậy, việc buôn bán điện thoại xách tay; nhưng không tuân thủ các quy định của pháp luật đã nêu trên; như: thông qua thủ tục hải quan, kê khai đúng số lượng…; thì sẽ là hành vi buôn lậu hàng hóa.

Buôn lậu điện thoại hàng xách tay phạt tới 100 triệu đồng

Mức phạt đối với hành vi  buôn lậu điện thoại xách tay; sẽ phụ thuộc vào giá trị lô hàng hóa; và tùy vào các trường hợp cụ thể. Thậm chí; người buôn lâu sẽ bị phạt gấp hai lần mức phạt thông thường; nếu có những tình tiết tăng nặng. Cụ thể được quy định tại  Điều 17 Nghị định 185/2013/NĐ-CP:

1. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 1.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

i) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

k) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 Điều này đối với một trong các trường hợp sau đây:

a) Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu.

3. Các mức phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng xử phạt hành chính đối với:

a) Chủ phương tiện vận tải hoặc người điều khiển phương tiện vận tải có hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu;

b) Chủ kho tàng, bến, bãi, nhà ở có hành vi cố ý tàng trữ hàng hóa nhập lậu;

c) Người có hành vi cố ý giao nhận hàng hóa nhập lậu.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tịch thu phương tiện vận tải đối hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em, văn hóa phẩm độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Giá cả rẻ là một chuyện; tuy nhiên; việc không được kiểm soát chặt chẽ tại hải quan; cũng là một rủi ro lớn cho chất lượng hàng hóa. Nhiều doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề này; và khi cơ quan quản lý thị trường vào cuộc thì rất dễ bị thiệt hại về tài chính. 

Hãy là một công dân nói không với hàng nhập lậu, trốn thuê nhé!

Câu hỏi thường gặp về buôn bán hàng xách tay

Tại sao không được bán điện thoại xách tay?

Cửa hàng điện thoại lớn buôn bán điện thoại xách tay; nhưng lại không xuất hóa đơn đỏ cho hàng hóa đó (có thể xuất hóa đơn bằng việc viết hóa đơn cho sản phẩm khác); bởi lẽ hàng hóa này không có chứng từ nhập khẩu; do không được thông qua kê khai tại hải quan. Nguồn hàng hóa này thường có được nhờ việc có người đi từ nước ngoài mua về; nhưng do đây là hàng tiêu dùng chứ không phải hàng thương mại; nên hàng hóa có được từ nguồn này không được phép buôn bán.

Buôn bán điện thoại xách tay là buôn lậu?

Hhoản 7 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP; hàng hóa nhập lậu bao gồm:
c) Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định; không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật; hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
đ) Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu; nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật; hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.”

Biện pháp khắc phục hậu quả khi buôn bán hành lậu?

Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em, văn hóa phẩm độc hại đối với hành vi vi phạm quy định pháp luật.

Liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X!

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nếu quý khách có nhu cầu dùng dịch vụ của Luật sư X. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: : 0833102102

Xem thêm: Tại sao cấm bán hàng xách tay? Mức phạt bán hàng xách tay mới nhất?

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm