Các cơ quan nhà nước được chia thành bao nhiêu phần?

bởi Minh Hoàng
Các cơ quan nhà nước được chia thành bao nhiêu phần?

Cơ quan nhà nước là gì? Các cơ quan nhà nước được chia thành mấy phần? Cơ quan nhà nước có đặc điểm nào và được phân loại ra sao? Sự khác nhau giữa cơ quan nhà nước và các cơ quan của tổ chức xã hội khác? Đó là những câu hỏi thường gặp về bộ máy nhà nước của các bạn độc giả, để trả lời cho những câu hỏi trên thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm chi tiết.

Các cơ quan nhà nước được chia thành

Cơ quan Nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, là tổ chức (cá nhân) mang quyền lực Nhà nước được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước.

Những đặc điểm của cơ quan là nước bao gồm:

– Cơ quan nhà nước là một bộ phận cơ bản hình thành nên nhà nước và đó chỉ là những bộ phận thiết yếu cửa một nhà nước. Mỗi một cơ quan nhà nước đều có một số lượng nhân lực nhất định, có thể gồm một người ( Nguyên thủ quốc gia ở một số nước) hoặc một nhóm người ( Quốc hội, chính phủ)

– Cơ quan nhà nước là do nhà nước và nhân dân thành lập nên. Tuỳ thuộc vào từng chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, cơ chế tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước… mà nhà nước có thể thành lập mới, sáp nhập, chia tách hay xoã bỏ một cơ quan nào đó trong bộ máy nhà nước. Nhà nước có thể tổ chức các cuộc bầu cử để nhân dân có thể chọn ra các cơ quan mới, tức là tổ chức cho phép nhân dân tham gia vào việc thành lập các cơ quan nhà nước.

– Tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước do pháp luật quy định. Pháp luật quy định cụ thể về vị trí, tính chât, vai trò cũng như con đường hình thành cơ cấu tổ chức,… của mỗi một cơ quan thuộc bộ máy nhà nước.

– Mỗi cơ quan nhà nước có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng được quy định trong pháp luật

– Mỗi cơ quan nhà nước được trao cho những quyền năng nhất định để thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định. Toàn bộ nhiệm vụ và quyền hạn mà một cơ quan nhà nước được thực hiện và phải thực hiện tạo nên thẩm quyền của cơ quan nhà nước. Cơ quan nhà nước nhân danh và sử dụng quyền lực nhà nước, sử dụng những quyền năng nhất định để thực hiện thẩm quyền của mình.

Quyền năng mà cơ quan nhà nước được sử dụng để thực hiện thẩm quyền của mình gồm có:

– Có quyền ban hành những quyết định nhất định dưới dạng quy tắc xử sự chung hoặc quyết định cá biệt là những quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan;

– Có quyền yêu cầu các tổ chức và cá nhân có liên quan phải thực hiện nghiêm chỉnh những quyết định do nó hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền ban hành;

Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước

Thứ nhất, căn cứ vào thẩm quyền theo phạm vi lãnh thổ, có thể chia thành các cơ quan ở trung ương và các cơ quan nhà nước ở địa phương:

– Cơ quan nhà nước ở trung ương có thẩm quyền hoạt động trên thành lãnh thổ. Các cơ quan này bao gồm Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao,…

Thứ hai, căn cứ vào chức năng của từng cơ quan, có thể chia thành cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp

– Cơ quan lập pháp là cơ quan ban hành luật;

– Cơ quan hành pháp là cơ quan tổ chức thực hiện pháp luật;

– Cơ quan tư pháp là cơ quan bảo vệ pháp luật.

Thứ ba, căn cứ vào thời gian hoạt động, các cơ quan của nhà nước được chia thành cơ quan thường xuyên và cơ quan lâm thời

– Cơ quan thường xuyên là cơ quan được thành lập để thực hiện những công việc thường xuyên của nhà nước, tồn tại thường xuyên trong bộ máy.

– Cơ quan lâm thời được thành lập để thực hiện những công việc có tính nhất thời và sẽ bị giải tán sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ.

Thứ tư, căn cứ vào con đường hình thành, tính chất, chức năng, các cơ quan nhà nước được chia thành cơ quan quyền lực nhà nước, nguyên thủ quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát.

– Cơ quan quyền lực nhà nước là cơ quan được nhân dân bầu ra, đại diện nhân dân để thực hiện quyền lực nhà nước.

– Nguyên thủ quốc gia là cơ quan đứng đầu nhà nước, đại diện chính thức cho nhà nước trong các hoạt động và quan hệ đối nội, đối ngoại.

– Cơ quan quản lí nhà nước là cơ quan được hình thành từ cơ quan quyền lực nhà nước, thực hiện chức năng quản lý, điều hành công việc hàng ngày của đất nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

– Cơ quan xét xử thì có chức năng xử lí, xét xử các vụ án.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Các cơ quan nhà nước được chia thành bao nhiêu phần?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào quyền lực nhất ở Việt Nam

 Hiến pháp năm 1946 đã bảo đảm về mặt pháp lý tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể Nhân dân, Nhân dân thực hiện quyền lực đó thông qua Quốc hội, là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Bộ máy nhà nước là gì

Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương hợp thành hệ thống được tổ chức, hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước.

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm