Chế độ chăm sóc người khuyết tật năm 2023 như thế nào?

bởi Nguyễn Tài
Chế độ chăm sóc người khuyết tật năm 2023 như thế nào?

Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc muôn nhờ luật sư tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể là con tôi từ khi sinh ra đến nay là 4 tuổi đã bị khiếm thính và được xác định là người khuyết tật. Hiện nay gia đình tôi đang gặp khó khăn về kinh tế nên tôi muốn hỏi rằng pháp luật quy định về chế độ chăm sóc người khuyết tật năm 2023 như thế nào? Và quỹ trợ giúp người khuyết tật được hình thành từ những nguồn nào? Mong luật sư giải đáp giúp, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến LSX, bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để nhận được sự giải đáp thắc mắc nêu trên nhé!

Căn cứ pháp lý

Quy định pháp luật về người khuyết tật như thế nào?

Dựa theo căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010 định nghĩa: Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

Trong đó, Điều 3 Luật Người khuyết tật quy định có 06 loại khuyết tật là: Khuyết tật vận động; Khuyết tật nghe, nói; Khuyết tật nhìn; Khuyết tật thần kinh, tâm thần; Khuyết tật trí tuệ; Khuyết tật khác.Đồng thời, người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:

 Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;

– Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;

 Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng như trên.

Xác định mức độ khuyết tật như thế nào?

Việc xác định mức độ khuyết tật có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các quyền lợi của người khuyết tật, việc này sẽ căn cứ Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định về mức độ khuyết tật, cụ thể như sau:

– Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

– Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.

– Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Như vậy, để biết mức độ nặng nhẹ của người khuyết tật sẽ căn cứ vào quy định trên, luật đã quy định chi tiết về người khuyết tật nặng là như thế nào người khuyết tật đặc biệt nặng ra sao.

Người khuyết tật nặng được hưởng chế độ gì?

Pháp luật về người khuyết tật quy định chi tiết về các mức trợ cấp, kinh phí hỗ trợ chăm sóc hàng tháng đối với người khuyết tật, cụ thể căn cứ Điều 44 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng như sau:

– Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:

+ Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;

+ Người khuyết tật nặng.

– Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:

+ Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;

+ Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;

+ Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

– Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này là trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật.

Chế độ chăm sóc người khuyết tật năm 2023 như thế nào?

– Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với từng loại đối tượng theo quy định tại Điều này do Chính phủ quy định.

Như vậy, theo quy định trên đã thấy rằng người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật tặng sẽ được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bạn nhé. Bên cạnh đó, Nhà nước còn có chế độ hỗ trợ kinh phí chăm sóc người khuyết tật hàng tháng danh cho gia đình có người khuyết tật, người nhận nuôi dưỡng.

Chế độ chăm sóc người khuyết tật năm 2023 như thế nào?

Hiện nay, không chỉ người khuyết tật được hưởng các chính sách xã hội của Nhà nước để đảm bảo cuộc sống mà cả những người chăm sóc họ cũng sẽ được nhà nước hỗ trợ. Căn cứ Điều 20 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về chế độ đối với hộ gia đình, cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng như sau:

– Hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng quy định tại khoản 1, điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định này bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:

+ Hệ số 2,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 04 tuổi là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này;

+ Hệ số 1,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em từ đủ 04 tuổi đến dưới 16 tuổi là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này, đối tượng quy định tại điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định này.

– Hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:

+ Mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi được quy định như sau:

– Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi;

– Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi một con dưới 36 tháng tuổi hoặc nuôi hai con dưới 36 tháng tuổi trở lên;

Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau quy định tại điểm này thì chỉ được hưởng một hệ số cao nhất;

Trường hợp cả vợ và chồng là người khuyết tật thuộc diện hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng quy định tại điểm này thì chỉ được hưởng một suất hỗ trợ kinh phí chăm sóc.

+ Trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang hưởng trợ cấp xã hội quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này nhưng mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì vẫn được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

+ Hộ gia đình đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc hệ số một (1,0).

+ Hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc với hệ số được quy định như sau:

– Hệ số 1,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng;

– Hệ số 2,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng.

– Được hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.

– Được ưu tiên vay vốn, dạy nghề tạo việc làm, phát triển kinh tế hộ và chế độ ưu đãi khác theo quy định của pháp luật liên quan.

– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn khoản 3 Điều này.

Hiện tại không có văn bản pháp luật quy định riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức. Anh có thể tham khảo các nội dung về bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật quy định tại Luật người khuyết tật 2010 vả các văn bản hướng dẫn liên quan.

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Chế độ chăm sóc người khuyết tật chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Chế độ chăm sóc người khuyết tật năm 2023 như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về luật về thừa kế đất đai, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Quỹ trợ giúp người khuyết tật được hình thành từ những nguồn nào?

Theo Điều 10 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về quỹ trợ giúp người khuyết tật như sau:
“Điều 10. Quỹ trợ giúp người khuyết tật
1. Quỹ trợ giúp người khuyết tật là quỹ xã hội từ thiện nhằm huy động nguồn lực trợ giúp người khuyết tật.
2. Quỹ trợ giúp người khuyết tật được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Đóng góp tự nguyện, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
b) Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
c) Các khoản thu hợp pháp khác.
3. Quỹ trợ giúp người khuyết tật được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, quỹ trợ giúp người khuyết tật được hình thành từ những nguồn sau: đóng góp tự nguyện, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; các khoản thu hợp pháp khác.

Gia đình có trách nhiệm gì đối với người khuyết tật?

Theo Điều 8 Luật NgưKời khuyết tật 2010 quy định về trách nhiệm của gia đình đối với người khuyết tật như: có trách nhiệm bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật; tạo điều kiện để người khuyết tật được chăm sóc sức khỏe và thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình; tôn trọng ý kiến của người khuyết tật trong việc quyết định những vấn đề liên quan đến cuộc sống của bản thân người khuyết tật và gia đình;….

Quyền lợi về giáo dục đối với người khuyết tật như thế nào?

Luật người khuyết tật 2010 quy định cụ thể quyền lợi về giáo dục của người khuyết tật như sau:
Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.
Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia.
Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật.
Giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt được thực hiện trong trường hợp chưa đủ điều kiện để người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm