Chế độ ốm đau dài ngày theo quy định năm 2023

bởi Nguyen Duy
Chế độ ốm đau dài ngày theo quy định năm 2023

Trong quá trình làm việc không thể tránh khỏi có lúc không đủ sức khỏe, ốm đau. Cũng chính vì thế người lao động nên biết về các quy định về chế độ ốm đau dài ngày theo quy định hiện nay nhằm được hưởng mức trợ cấp nhằm bù đắp một phần kinh tế bị hao hụt do ốm đau. Vậy chế độ ốm đau dài ngày theo quy định năm 2023 ra sao? Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Căn cứu pháp lý:

Điều kiện hưởng chế độ ốm đau dài ngày

Để hưởng chế độ ốm đau dài ngày người lao động phải đáp ứng được các điều kiện theo luật định. Trong đó các điều kiện mà người lao động phải đáp ứng có thể chia thành 4 điều kiện chính, cụ thể quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau dài ngày như sau:

Để được giải quyết hưởng chế độ ốm đau dài ngày, người lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1 – Đang đóng BHXH bắt buộc thuộc các trường hợp sau:

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên.
  • Cán bộ, công chức, viên chức.
  • Công nhân quốc phòng, công an; người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ hoặc chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân.
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

2 – Bị ốm đau, tai nạn (không phải là tai nạn lao động) mà phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh.

3 – Mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế quy định.

4 – Không thuộc trường hợp mắc bệnh do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng ma túy, tiền chất ma túy.

Thời gian hưởng chế độ ốm đau dài ngày là bao lâu?

Chế độ ốm đau dài ngày theo quy định năm 2023

Trước khi tìm hiểu thủ tục hưởng chế độ ốm đau dài ngày theo quy định hiện này thì người lao động nên lưu ý thời gian và mức hưởng để hưởng các quyền lợi của mình. Hiện nay, thời gian và mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày không có quá nhiều thay đổi. Cụ thể Luật sư X xin trình bày như sau:

  • NLĐ được nghỉ tối đa 180 ngày, tính cả thời gian nghỉ lễ, nghỉ tết hay nghỉ hàng tuần.
  • Nếu NLĐ đã nghỉ hết 180 ngày nhưng vẫn phải tiếp tục điều trị thì vẫn đươc hưởng chế độ ốm đau. Tuy nhiên, mức hưởng sẽ thấp hơn và thời gian hưởng tối đa sẽ bằng thời gian NLĐ đó đã đóng BHXH bắt buộc.

Theo khoản 2 Điều 46 Luật BHXH năm 2014, thời gian nghỉ ốm đau dài ngày của người lao động được quy định như sau:

  • Tối đa 180 ngày/năm (tính cả nghỉ lễ, Tết và nghỉ hằng tuần).
  • Hết 180 ngày nêu trên mà vẫn phải tiếp tục điều trị:

Người lao động được tiếp tục nghỉ chế độ ốm đau với mức thấp hơn trong thời gian tối đa bằng thời gian đã BHXH.
Ví dụ: Ông B có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là đủ 14 năm, mắc bệnh cần chữa trị dài ngày. Ông B đã hưởng hết 180 ngày đầu tiên, sau đó vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng trợ cấp với mức thấp hơn trong thời gian tối đa là 14 năm.

Mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày năm 2023

Đối với người lao động việc được hưởng chế độ ốm đau dài ngày là một trong những chính sách quan trọng cần phải lưu ý về các quy định trong đó có mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày năm 2023. Trong đó, mức hưởng chế độ ốm đau có thể chia ra thành 2 mốc thời gian cụ thể như sau:

Đối với quy định về mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày thì tại Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định cụ thể như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau

  1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.

  1. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:

a) Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;

b) Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

c) Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

  1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
  2. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.

Bệnh cạnh đó, tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (Điểm b khoản này được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH) thì công thức tính mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày cụ thể như sau:

  • Mức hưởng trong thời gian 180 ngày đầu:

Mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày = Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ x 75% x Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

  • Mức hưởng trong thời gian nghỉ vượt quá 180 ngày do cần điều trị thêm:

– Trường hợp đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên:

Mức hưởng = 65% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

– Trường hợp đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 – dưới 30 năm:

Mức hưởng = 55% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

– Trường hợp đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm:

Mức hưởng = 50% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

Thủ tục hưởng chế độ ốm đau dài ngày như thế nào?

Để hưởng chế độ ốm đau dài ngày năm 2023 người lao động phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và làm thủ tục hành chính theo quy định. Tuy nhiên, để làm thủ tục hưởng chế độ ốm đau dài ngày như thế nào cho đúng thì không phải người lao động nào cũng nắm được. Nắm bắt được vấn đề trên nên Luật sư X sẽ giải đáp vấn đề này như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hưởng chế độ ốm đau dài ngày

Để được hưởng chế độ ốm đau dài ngày, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ theo Khoản 2 Điều 4 Quyết định số 166/QĐ-BHXH Ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN:

Thứ nhất: Đối với trường hợp điều trị nội trú:

– Bản sao giấy ra viện của người lao động. Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng Giấy báo tử; trường hợp giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện thời gian vào viện.

– Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.

Thứ hai: Trường hợp điều trị ngoại trú nộp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính).

Thứ ba: Với trường hợp người lao động khám, chữa bệnh ở nước ngoài, nộp bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.

Bước 2: Nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau dài ngày

Căn cứ mục 1 phần C Quyết định 777/QĐ-BHXH về việc công bố thủ tục hành chính thay thế, bị bãi bỏ thuộc lĩnh vực giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của bảo hiểm xã hội Việt Nam:

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ ốm đau dài ngày, trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động nộp hồ sơ tại đơn vị sử dụng lao động và đơn vị sử dụng lao động sẽ lập danh sách nộp lên cơ quan BHXH, cụ thể:

– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, người sử dụng lao động lập Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau và nộp cho cơ quan BHXH huyện, tỉnh nơi công ty đóng BHXH.

Ngoài ra có thể nộp qua giao dịch điện tử (kèm hồ sơ giấy hoặc không kèm hồ sơ giấy) hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

Lưu ý: Trường hợp giao dịch điện tử thì lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN, nếu chưa chuyển đổi hồ sơ giấy sang dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy đến cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích.

– Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH xét duyệt và thực hiện chi trả trợ cấp cho người lao động.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Chế độ ốm đau dài ngày theo quy định năm 2023” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Tranh chấp đất đai. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Chế độ ốm đau có ý nghĩa như thế nào?

Chế độ ốm đau là một trong những chính sách an sinh xã hội mang ý nghĩa nhân văn cao cả, nhằm bảo đảm thu nhập cho người tham gia BHXH tạm thời bị gián đoạn do phải nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn,…
Chế độ này có tác dụng to lớn không chỉ với người lao động, gia đình của họ mà còn với người sử dụng lao động. Đối với bản thân người lao động, chế độ hỗ trợ một phần kinh phí điều trị, duy trì cuộc sống hàng ngày, giúp người lao động nhanh chóng trở lại làm việc, ổn định đời sống.

Nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau dài ngày ở đâu?

Căn cứ quy định pháp luật hiện hành, việc nộp hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động phải do người sử dụng lao động (doanh nghiệp, công ty,…) thực hiện (Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Mặt khác, từ Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội, Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH, trong hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động có danh sách mẫu 01-HSB do người sử dụng lao động lập.
Do vậy, suy ra, người lao động không thể tự mình nộp hồ sơ đề nghị cho cơ quan bảo hiểm xã hội (trừ trường hợp người lao động là đại diện theo ủy quyền của đơn vị sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ ốm đau).

Thời gian giải quyết đề nghị hưởng chế độ ốm đau?

Căn cứ khoản 3 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện giải quyết, chi trả chế độ cho người lao động.
Như vậy, để được nhận đúng hạn, đầy đủ mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày, người lao động cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, nộp cho người lao động đúng thời hạn.
Thời gian tối đa giải quyết chế độ ốm đau dài ngày cho người lao động là 10 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận đầy đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm