Chia thừa kế như thế nào khi người chồng có hai người vợ?

bởi Quỳnh
Chia thừa kế như thế nào khi người chồng có hai người vợ?

Xin chào Luật sư X, tôi có một thắc mắc rất mong được tư vấn. Bố mẹ tôi lấy nhau vào năm 1975; và sinh được 2 người con gồm 1 trai 1 gái. Tuy nhiên, sau đó bố mẹ tôi có mâu thuẫn với nhau; bố tôi đã ở với người đàn bà khác từ năm 1992 đến năm 2017; và có đăng ký kết hôn. Năm 2018, không may bố tôi qua đời vì tai nạn giao thông; và không có di chúc để lại. Vậy trong trường hợp này ai mới là người vợ hợp pháp của bố tôi; và chia thừa kế tài sản của bố tôi như thế nào? Mong sớm nhận được câu trả lời của Luật sư, tôi xin cảm ơn!

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến Bộ phận hỏi đáp Luật thừa kế của Luật sư X. Về câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015.
  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986.

Nội dung tư vấn chia thừa kế khi người chồng có hai người vợ

Kết hôn và sống chung với nhau từ năm 1975 có phải là vợ chồng hợp pháp không?

Về nguyên tắc, việc chung sống với nhau như vợ chồng mà không thực hiện đăng ký kết hôn sẽ không làm phát sinh quan hệ vợ chồng hợp pháp. Bởi theo quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.”

Như vậy, việc đăng ký kết hôn là thủ tục bắt buộc để quan hệ vợ chồng phát sinh.

Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình 1986 quy định với các trường hợp đã sống với nhau trước thời điểm năm 1986; thì không nhất thiết phải làm thủ tục đăng ký kết hôn vì không có văn bản hướng dẫn. Vì thế, pháp luật tạo điều kiện bằng cách công nhận cho những trường hợp chung sống với nhau trước ngày 3/1/1987 là hôn nhân hợp pháp. Điều đó có nghĩa, với những trường hợp sống chung trước ngày 3/1/1987; pháp luật chỉ khuyến khích đăng ký kết hôn chứ không bắt buộc.

Chính vì vậy, với trường hợp của gia đình bạn, bố mẹ bạn đã kết hôn, không có đăng ký kết hôn; và chung sống với nhau từ năm 1975, tức là trước thời điểm năm 1986 nên vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng hợp pháp.

Việc đăng ký kết hôn với người thứ hai có vi phạm pháp luật không?

Thực tế, khi bố bạn đăng ký kết hôn với người phụ nữ khác; thì cơ quan nhà nước cũng không biết về việc bố bạn từng có vợ; bởi tình trạng cá nhân của bố bạn vẫn đang độc thân. Như vậy, việc đăng ký kết hôn giữa bố bạn và người phụ nữ đó chưa bị coi là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, việc kết hôn đó sẽ không được pháp luật thừa nhận là vợ chồng hợp pháp. Bởi căn cứ Khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng“. Do đó, mẹ bạn đã được công nhận là vợ hợp pháp; thì trường hợp bố bạn có đăng ký kết hôn với người phụ nữ khác thì cũng không được công nhận.

Chia thừa kế trong trường hợp này như thế nào?

Khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Với trường hợp của bạn, bố bạn qua đời và không để lại di chúc; thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật.

Chia thừa kế theo pháp luật sẽ căn cứ vào hàng thừa kế; theo thứ tự hàng thừa kế thứ nhất sẽ hưởng thừa kế trước. Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Như đã phân tích ở trên, trong trường hợp này chỉ có mẹ bạn là vợ hợp pháp của bố bạn; nên khi chia tài sản thừa kế người vợ được chia tài sản là mẹ bạn; chứ không phải là người phụ nữ sống chung với bố bạn sau này.

Đồng thời, tài sản có được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung vợ chồng; nên trường hợp này, khi bố bạn mất đi thì mẹ bạn sẽ có quyền được nhận một nửa tài sản; nửa tài sản còn lại sẽ chia đều cho những người thừa kế là: vợ và các con.

Hi vọng rằng nội dung Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư thừa kế:  0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Tài sản không có người nhận thừa kế thì thuộc về ai?” answer-0=”Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Di tặng là gì?” answer-0=”Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc gồm những ai?” answer-0=”Căn cứ Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc 1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động. 2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.” ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm