Có được nói xấu đối thủ hay không?

bởi Luật Sư X

Thương trường là chiến trường. Rất nhiều doanh nghiệp vì lợi nhuận mà không từ thủ đoạn, sẵn sàng công kích, nói xấu đối thủ của mình. Liệu hành vi này có được phép thực hiện khi cạnh tranh hay không? Nếu không thì sẽ bị phạt như thế nào?

LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau:

Căn cứ:

  • Luật cạnh tranh 2004
  • Nghị định 71/2014/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

1. “Nói xấu” đối thủ là không được phép

Thị trường càng mở rộng thì mức độ cạnh tranh càng khốc liệt. Thực tế, để đạt được lợi thế cho mình, không ít doanh nghiệp đã thực hiện nói xấu, công kích, dèm pha các đối thủ của mình. Tất cả những hành vi này bị coi là gièm pha doanh nghiệp khác, là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh (theo điều 39 luật cạnh tranh 2014):

Điều 39. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Luật này bao gồm:

4. Gièm pha doanh nghiệp khác;

Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác, tức là bằng hành vi trực tiếp hay gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác. Những thông tin này có thể là những nội dung sai lệch, chưa được xác nhận về chất lượng sản phẩm, về tình hình tài chính, về uy tín và đạo đức của người quản lý, về cổ phiếu,… của đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

2. Nói xấu đối thủ sẽ bị xử phạt

Nói xấu, gièm pha đối thủ kinh doanh là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và sẽ bị xử phạt theo điều 31 nghị định 71/2014/NĐ-CP

Điều 31. Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;

b) Gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Mức phạt tùy thuộc vào từng hành vi cụ thể, nhưng nhìn chung là rất nặng. Mức cao nhất lên đến 100 triệu đồng, một con số rất lớn. Thậm chí, nếu hành vi này diễn ra trên địa bàn 2 tỉnh thành phố trở lên thì mức phạt lên đến 150 triệu đồng.

Cho dù kinh doanh có khốc liệt thế nào, thì cũng nên cẩn thận, giữ mình kẻo mất tiền oan nhé.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ hôn nhân và gia đình tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102
5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm