Có nên ký hợp đồng lao động không?

bởi Hoàng Hà

Một hiện trạng đáng báo động đó là một số người lao động coi nhẹ việc ký kết hợp đồng lao động vì cho nó là nó rất “phiền hà”. Tuy nhiên nếu “phiền hà” đúng lúc, hợp đồng lao động là căn cứ để bảo vệ bạn khỏi hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của người sử dụng lao động. Vậy có nên ký hợp đồng lao động không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

Mặc dù sẽ có những ràng buộc nhất định khi bạn ký hợp đồng lao động, tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, Luật sư X khuyên người lao động trước khi tham gia vào quan hệ lao động nào đó (hay nói cách khác là làm việc với công ty nào đó) thì NÊN ký hợp đồng lao động, bởi một số lợi ích như sau: 

1. Bạn sẽ không “tự nhiên bị đuổi việc”

Khi không ký hợp đồng lao động, bạn có thể bị đuổi việc vô cớ đôi khi chỉ vì “cô chủ không thích bạn”, hay bất cứ lý do gì mà bạn không thể chối cãi mà buộc phải nghỉ việc. Tuy nhiên, nếu ký hợp đồng lao động, pháp luật chỉ cho phép người sử dụng lao động tự ý cho bạn thôi việc theo những “lý do luật định”. Cụ thể  Điều 38 Bộ luật Lao động 2012, người sử dụng chỉ được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi: 

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

Và người sử dụng lao động phải có thời gian thông báo cho người lao động biết trước 45 ngày khi cho người lao động nghỉ việc vì lý do trên. 

Bởi vậy, khi ông chủ bạn cho bạn nghỉ việc “sai lý do” hoặc “sai thời gian”, thì đây là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Bạn có quyền khởi kiện và yêu cầu bồi thường theo điều 42 Luật lao động 2012: 

Điều 42

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động tỏng những ngayfy không báo trước.

2. Không bị chậm lương

Theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động được ký kết phải ghi rõ tiền lương, ngày nhận lương, chế độ tăng, giảm lương nếu có. Như vậy, người sử dụng lao động phải tuân thủ việc trả lương theo như đã thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết. Pháp luật có chế tài áp dụng đối với người sử dụng lao động nếu vi phạm quy định này bằng việc ông chủ của bạn sẽ phải trả một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Cụ thể tại Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP: 

Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:

a) Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;

b) Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.

3. Được mua Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT)

Một trong những quy định của Luật bảo hiểm xã hội là người lao động có ký hợp đồng lao động phải tham gia bảo hiể xã hội bắt buộc. Phí bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ được người sử dụng lao động chi trả 1 phần theo quy định. Cụ thể : 

 Mức đóng BHXH bắt buộc :

  • Người lao động: đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
  • Người sử dụng lao động: đóng 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; và 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

 Mức đóng BHYT

  • Người sử dụng lao động: đóng 3% mức tiền lương tháng đóng BHYT
  • Người lao động: đóng 1,5%  mức tiền lương tháng đóng BHYT

 Mức đóng BHTN

  • Người lao động: đóng bằng 1% tiền lương tháng
  • Người sử dụng lao động: đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của người lao động

4. Được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp

Nếu kí hợp đồng lao động, đương nhiên rồi, bạn sẽ có căn cứ để khi hợp đồng lao động được chấm dứt đúng pháp luật thì bán sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp mất việc làm tùy theo thời gian bạn làm việc với người sử dụng lao động. Căn cứ theo Điều 48,49 Luật lao động 2012: 

Điều 48: Trợ cấp thất nghiệp

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

Điều 49: Trợ cấp mất việc làm

1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.

Bằng những lý do bạn sẽ được bảo vệ bởi luật pháp khi ký hợp đồng lao đông như trên, thì đương nhiên rồi, việc ký hợp đồng lao động là nên đúng không nào!? 

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm