Đăng ký thế chấp tàu biển theo quy định năm 2023 như thế nào?

bởi Ngọc Trinh
Đăng ký thế chấp tàu biển

Thế chấp là một biện pháp bảo đảm trong dân sự mà bên thế chấp dùng tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Việc thế chấp cần được xác lập bằng hợp đồng. Bên thế chấp sẽ không phải giao tài sản cho bên nhận thế chấp mà chỉ cần giao những giấy tờ liên quan đến tài sản cho bên nhận thế chấp. Tức là bên giữ tài sản thế chấp là bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ chính hoặc là người thứ ba giữ theo thỏa thuận của hai bên. Vậy cụ thể về biện pháp bảo đảm thế chấp tàu biển được quy định như thế nào? Việc đăng ký thế chấp tàu biển phải thực hiện theo những thủ tục nào? Sau đây hãy cùng LSX đi tìm hiểu vấn đề pháp lý này nhé!

Căn cứ pháp lý

Các quy định pháp luật liên quan đến thế chấp?

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

  • Cầm cố tài sản.
  • Thế chấp tài sản.
  • Đặt cọc.
  • Ký cược.
  • Ký quỹ.
  • Bảo lưu quyền sở hữu.
  • Bảo lãnh.
  • Tín chấp.
  • Cầm giữ tài sản.

Như vậy, thế chấp tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản thế chấp sau đây: Bán đấu giá tài sản; Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm và các phương thức khác.

Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.

Tàu biển được pháp luật quy định như thế nào?

Tàu biển là cấu trúc nổi, có hoặc không có động cơ, chuyên dùng để hoạt động trên biển và các vùng nước có liên quan đến biển. Còn tàu buôn hay tàu thương mại là chuyên dùng để vận chuyển hàng hóa, hành khách và hành lý, thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên biển, lai dắt, cứu hộ trên biển, trục vớt tài sản chìm đắm và thực hiện các mục đích kinh tế khác.

Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 thì tàu biển được định nghĩa là phương tiện nổi di động chuyên dùng hoạt động trên biển. Tàu biển quy định trong Bộ luật này không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi.

Tàu biển Việt Nam là tàu biển đã được đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc đã được cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam. Tàu biển Việt Nam có quyền và nghĩa vụ mang cờ quốc tịch Việt Nam. Chỉ có tàu biển Việt Nam mới được mang cờ quốc tịch Việt Nam.

Đăng ký thế chấp tàu biển
Đăng ký thế chấp tàu biển

Đăng ký thế chấp tàu biển

Theo quy định pháp luật thì những trường hợp nào phải đăng ký thế chấp tàu biển? Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định các trường hợp phải đăng ký bao gồm:

  • Đăng ký thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan;
  • Đăng ký theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, trừ cầm giữ tài sản;
  • Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm hoặc trong trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận;
  • Đăng ký thay đổi nội dung đã được đăng ký (sau đây gọi là đăng ký thay đổi); xóa đăng ký nội dung đã được đăng ký (sau đây gọi là xóa đăng ký) đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

Việc đăng ký thế chấp tàu biển được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Hồ sơ đăng ký được nộp theo một trong các cách thức sau đây:

  • Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
  • Nộp bản giấy trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính;
  • Qua thư điện tử.

Cách thức nộp hồ sơ đăng ký qua hệ thống đăng ký trực tuyến và qua thư điện tử đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, quyền sử dụng khu vực biển, tài sản gắn liền với khu vực biển hoặc đối với tàu bay, tàu biển thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, về khai thác, sử dụng tài nguyên biển, về hàng không hoặc pháp luật về hàng hải.

Cách thức nộp hồ sơ đăng ký qua thư điện tử đối với trường hợp đăng ký quy định tại Điều 44 Nghị định này được áp dụng đối với người đã được cấp tài khoản đăng ký trực tuyến.

Đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam có nội dung cơ bản sau đây:

  • Tên, nơi đặt trụ sở của người nhận thế chấp và chủ tàu;
  • Tên và quốc tịch của tàu biển được thế chấp;
  • Số tiền được bảo đảm bằng thế chấp, lãi suất và thời hạn phải trả nợ.

Việc thế chấp tàu biển có hiệu lực sau khi được ghi trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam. Thông tin về việc đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam được cấp cho người có yêu cầu. Người đăng ký thế chấp tàu biển và người khai thác thông tin về thế chấp tàu biển phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Trường hợp hồ sơ đăng ký được nộp bằng bản giấy mà hợp lệ thì người tiếp nhận ghi vào Sổ tiếp nhận, cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả. Trường hợp hồ sơ đăng ký được nộp qua hệ thống đăng ký trực tuyến, cơ quan đăng ký tiếp nhận yêu cầu, kiểm tra hồ sơ thông qua giao diện trực tuyến. Nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ thì phản hồi tự động xác nhận về việc tổ chức, cá nhân đã gửi thành công và thông báo về thời điểm tiếp nhận hồ sơ hoặc thực hiện việc phản hồi này, thông báo này theo cách thức khác quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.

Bước 3: Trả kết quả đăng ký

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định về việc trả kết quả như sau:

Trường hợp đăng ký tại Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản thì kết quả đăng ký được trả bằng bản điện tử hoặc bản giấy theo đề nghị của người yêu cầu đăng ký. Việc cấp bản sao kết quả đăng ký thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định này. Việc trả kết quả đăng ký, bản sao kết quả đăng ký bằng bản giấy quy định tại khoản này và Điều 22 Nghị định này có thể thực hiện trực tiếp tại cơ quan đăng ký, qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cách thức khác do cơ quan đăng ký và người yêu cầu đăng ký thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.

Trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan đăng ký trả kết quả đăng ký theo một trong các cách thức sau đây:

  • Trực tiếp tại cơ quan đăng ký. Trường hợp nộp hồ sơ thông qua Bộ phận Một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã thì Bộ phận Một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký;
  • Qua dịch vụ bưu chính;
  • Qua cách thức điện tử trong trường hợp pháp luật có quy định; cách thức khác do cơ quan đăng ký và người yêu cầu đăng ký thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.

Trường hợp thành phần hồ sơ đăng ký có bản gốc hoặc bản chính Giấy chứng nhận thì cơ quan đăng ký trả Giấy chứng nhận này cho người yêu cầu đăng ký cùng với kết quả đăng ký. Trường hợp kết quả đăng ký được trả bằng bản điện tử thì kết quả bằng bản điện tử có giá trị pháp lý như kết quả bằng bản giấy.

Thông tin liên hệ

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Đăng ký thế chấp tàu biển” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Thành lập công ty Tp Hồ Chí Minh. Hy vọng những thông tin pháp lý mà LSX mang lại sẽ đem đến cho quý khách hàng những nội dung kiến thức mới và có thể phục vụ được các bạn trong các công việc trong cuộc sống. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật hãy liên lạc với chúng tôi qua số hotline 0833102102

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam là gì?

– Tàu biển đang thế chấp không được chuyển quyền sở hữu, nếu không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp tàu biển.
– Tàu biển thế chấp phải được chủ tàu mua bảo hiểm, trừ trường hợp trong hợp đồng thế chấp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp bên nhận thế chấp đã chuyển toàn bộ hoặc một phần quyền của mình đối với khoản nợ được bảo đảm bằng tàu biển thế chấp cho người khác thì việc thế chấp tàu biển đó được chuyển tương ứng.
– Một tàu biển có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Thứ tự ưu tiên của các thế chấp được xác định trên cơ sở thứ tự đăng ký thế chấp tương ứng trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
– Việc thế chấp tàu biển thuộc sở hữu của từ hai chủ sở hữu trở lên thì phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Thế chấp tàu biển chấm dứt trong trường hợp sau đây:
+ Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt;
+ Việc thế chấp tàu biển được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
+ Tàu biển thế chấp đã được xử lý theo quy định của pháp luật;
+ Tàu biển thế chấp bị tổn thất toàn bộ;
+ Theo thỏa thuận của các bên.
– Bên nhận thế chấp chỉ giữ bản sao Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển của tàu biển thế chấp.

Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển là bao lâu?

Cơ quan đăng ký có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký trong ngày làm việc nhận được hồ sơ hợp lệ; nếu thời điểm nhận hồ sơ sau 15 giờ cùng ngày thì có thể hoàn thành việc đăng ký trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp cơ quan đăng ký có lý do chính đáng phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì thời hạn giải quyết hồ sơ không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp này, cơ quan đăng ký phải thông báo có nêu rõ lý do cho người yêu cầu đăng ký bằng bản giấy hoặc văn bản điện tử (sau đây gọi là bản điện tử) hoặc bằng hình thức khác thuận lợi cho người yêu cầu đăng ký và phù hợp với điều kiện của cơ quan đăng ký ngay khi có lý do chính đáng.

Hiệu lực của việc thế chấp tàu biển bắt đầu từ khi nào?

Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm