Đang là viên chức có được thi viên chức chỗ khác không?

bởi Trà Ly
Đang là viên chức có được thi viên chức chỗ khác không 2023?

Có nhiều cá nhận hiện đang là viên chức ở một đơn vị sự nghiệp công lập, tuy nhiên họ có mong muốn thi viên chức vào đơn vị sự nghiệp công lập khác. Tuy nhiên nhiều ngời lo lắng về việc đang là viên chức thì không được thi viên chức ở chỗ khác. Việc thi viên chức được thực hiện khi đáp ứng được các điều kiện, thủ tục thi viên chức mà pháp luật quy định. Vậy, đang là viên chức có được thi viên chức chỗ khác không theo quy định năm 2023? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của LSX nhé.

Điều kiện để được thi viên chức

Hiên nay có rất nhiều người có nhu cầu làm viên chức. Để được vào viên chức thì cá nhân được tuyển dụng viên chức thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển. Theo đó, để được thi tuyển viên chức thì cá nhân cần đáp ứng được điều kiện thi viên chức mà pháp luật quy định. Vậy, diều kiện để được thi viên chức như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung dưới đây nhé.

Để được thi tuyển viên chức bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 22 Luật Viên chức năm 2010 như sau:

– Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;

– Từ đủ 18 tuổi trở lên. Riêng các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự thi có thể thấp hơn 18 nhưng bắt buộc phải từ đủ 15 tuổi trở lên và phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật (Điều 1 Thông tư 15/2012/TT-BNV);

– Có đơn đăng ký dự tuyển;

– Có lý lịch rõ ràng;

– Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc năng khiếu, kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm. Hiện nay, theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 161 năm 2018 của Chính phủ, loại hình đào tạo, văn bằng, chứng chỉ, trường công lập, trường ngoài công lập không còn bị phân biệt nữa;

– Có đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;

Đồng thời, tùy theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định mà cần phải đáp ứng thêm các điều kiện khác. Tuy nhiên, những điều kiện này không được trái quy định của pháp luật.

Ngoài ra, những người tham gia thi tuyển cũng không thuộc một trong các đối tượng bị cấm đăng ký dự tuyển viên chức sau đây:

– Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng.

Như vậy, để được đăng ký thi tuyển vào viên chức, bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện. Nếu đã có đủ các điều kiện thì không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo đều sẽ được đăng ký dự thi viên chức.

Đang là viên chức có được thi viên chức chỗ khác không 2023?

Đang là viên chức có được thi viên chức chỗ khác không?

Hiên nay có nhiều viên chức đang làm việc tại một đơn vị sự nghiệp, tuy nhiên có đang có nhu cầu thi tuyển vào làm viên chức tại một đơn vị sự nghiệp khác. Tuy nhiên có nhiều người lại thắc mắc và lo lắng về việc không được thi viên chức chỗ khác nếu đang là viên chức. Vậy, đang là viên chức có được thi viên chức chỗ khác không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy theo dõi nội dung dưới đây của chúng tôi nhé.

Theo Khoản 2 Điều 22 Luật Viên chức năm 2010 quy định các trường hợp không được đăng ký dự tuyển viên chức gồm:

  • Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
  • Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án;
  • Đang bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.

Như vậy, việc đang là viên chức không phải là một trong những trường hợp bị cấm dự tuyển viên chức nêu trên.

Do đó, nếu đã là viên chức ở huyện thì hoàn toàn có quyền đăng ký thi viên chức ở các đơn vị khác trong huyện. Tuy nhiên, phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu tại Điều 22 Luật Viên chức 2010 và hợp đồng làm việc đã ký kết với huyện hoặc đơn vị sử dụng viên chức. Trường hợp trúng tuyển thì phải được sự đồng ý của đơn vị công tác thì mới được cơ quan có thẩm quyền xem xét chuyển tiếp các thủ tục để hưởng chế độ, chính sách liên tục; nếu không sẽ thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và khi tuyển dụng vào đơn vị mới sẽ thực hiện các quy định như áp dụng đối với viên chức mới được tuyển dụng.

Viên chức có được thi viên chức ở tỉnh khác không?

Như đã phân tích ở mục trên viên chức ở huyện hoàn toàn có quyền đăng ký thi viên chức ở các đơn vị khác trong huyện. Bên cạnh đó thì cũng có nhiều viên chức muốn thi viên chức ở tỉnh khác. Do đó, họ có thắc mắc rằng viên chức có được thi viên chức ở tỉnh khác không? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi nội dung dưới đây của chúng tôi nhé.

Theo khoản 2 Điều 22 Luật Viên chức 2010 quy định chỉ có 02 trường hợp không được đăng ký dự tuyển viên chức gồm:

– Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; Đang bị áp dụng các biên pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.

Như vậy, việc đang là viên chức không thuộc những trường hợp bị cấm dự tuyển viên chức. Do đó, nếu đã là viên chức thì hoàn toàn có quyền đăng ký thi viên chức ở tỉnh khác. Tuy nhiên, viên chức phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu tại Điều 22 Luật Viên chức.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của LSX, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Đang là viên chức có được thi viên chức chỗ khác không 2023?” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới giải quyết tranh chấp đất đai. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Ai được ưu tiên trong tuyển dụng viên chức?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về ưu tiên trong tuyển dụng viên chức như sau:
Điều 6. Ưu tiên trong tuyển dụng viên chức
1. Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển:
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
2. Trường hợp người dự thi tuyển hoặc dự xét tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều này thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.

Theo đó các đối tượng được ưu tiên trong tuyển dụng viên chức được quy định như trên.

Viên chức được phân loại theo các tiêu chí gì?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 115/2020/NĐ-CP có quy định:
Điều 3. Phân loại viên chức
1. Theo chức trách, nhiệm vụ, viên chức được phân loại như sau:
a) Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý;
b) Viên chức không giữ chức vụ quản lý là người chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Theo trình độ đào tạo, viên chức được phân loại như sau:
a) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ;
b) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo thạc sĩ;
c) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo đại học;
d) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo cao đẳng;
đ) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp.
Như vậy dựa theo chức trách, nhiệm vụ mà viên chức sẽ được phân loại như sau:
– Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý;
– Viên chức không giữ chức vụ quản lý là người chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm