Đi khám không trả tiền viện phí có thể bị xử phạt bao nhiêu?

bởi Luật Sư X
Đi khám không trả tiền viện phí có thể bị xử phạt bao nhiêu?
Các cơ sở khám chữa bệnh khác nhau sẽ có một mức chi phí khám chữa bệnh khác nhau. Sử dụng xong dịch vụ và nghĩa vụ trả tiền của người khám bệnh là lẽ đương nhiên. Vậy đi khám không trả tiền sẽ bị xử phạt như thế nào? Luật sư X xin được chia sẻ thêm một số thông tin hữu ích xoay quanh tiền viện phí.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

1. Tiền viện phí là gì?

Tiền viện phí là khoản tiền dùng để chi trả cho việc khám chữa bệnh, bao gồm giá dịch vụ y tế và tiền thuốc.

2. Đi khám không trả tiền viện phí có thể bị xử phạt thế nào?

Người khám bệnh nếu không thực hiện nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi đã sử dụng dich vụ khám bệnh, chữa bệnh thì có thể bị phạt tiền lên đến 5.000.000 đồng  căn cứ khoản 3 Điều 36 nghị định 176/2013/NĐ-CP. 

Điều 36. Vi phạm quy định khác về khám bệnh, chữa bệnh 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không hợp tác với người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong khám bệnh, chữa bệnh; b) Không chấp hành kết luận chẩn đoán và chỉ định điều trị của người hành nghề, trừ một số trường hợp được quyền từ chối chữa bệnh; c) Không chấp hành nội quy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của người hành nghề trong khi đang khám bệnh, chữa bệnh; b) Không chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm. 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp được miễn, giảm theo quy định của pháp luật; …

Các trường hợp miễn giảm viện phí bao gồm: Căn cứ khoản 1 Điều 22 và khoản 3 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế 2014 sửa đổi, bổ sung quy định các đối tượng sau được hưởng 100% thẻ bảo hiểm y tế, qua đó nếu đáp ứng đủ các điều kiện kèm theo sẽ được miễn giảm tiền viện phí.

Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế 1. … a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm; b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã; c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến; … Điều 12: Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế … 3. Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng, bao gồm: a) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an; d) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh; e) Trẻ em dưới 6 tuổi; g) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng; h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; i) Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;

3. Một số hình thức xử phạt hành chính liên quan đến tiền viện phí

Đối với cơ sở khám chữa bệnh có thể phạt tiền lên đến 2.000.000 đồng nếu không công khai rõ ràng chi phí, nói cách khác là niêm yết giá dịch vụ y tế; phạt tiền lên đến 5.000.000 đồng nếu thu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cao hơn giá đã niêm yết theo khoản 1, 2 Điều 29 nghị định 176/2013/NĐ-CP.

Điều 29. Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động và sử dụng giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Hoạt động không có biển hiệu hoặc có biển hiệu nhưng ghi không đúng so với nội dung ghi trong giấy phép hoạt động; b) Không công khai tên người hành nghề, thời gian làm việc hoặc không niêm yết giá dịch vụ. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không báo cáo cơ quan cấp giấy phép hoạt động trong trường hợp thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; b) Không báo cáo cơ quan cấp giấy phép hoạt động trong trường hợp thay đổi người hành nghề là người nước ngoài theo quy định của pháp luật; c) Thu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cao hơn giá đã niêm yết; d) Không bảo đảm các điều kiện về nhân lực hoặc cơ sở vật chất hoặc trang thiết bị y tế trong quá trình hoạt 

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Đi khám không trả tiền viện phí có thể bị xử phạt bao nhiêu? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm