Dịch vụ làm Giấy an toàn vệ sinh thực phẩm của Luật sư X năm 2022

bởi Đinh Tùng
Dịch vụ làm Giấy an toàn vệ sinh thực phẩm của Luật sư X năm 2022

Như chúng ta đã biết, để có thể hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống nói riêng hay các ngành nghề kinh doanh liên quan đến thực phẩm nói chung thì vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là điều đáng chú ý trên hết. Việc đăng kí làm giấy an toàn vệ sinh thực phẩm có ý nghĩa như lời cam kết, đảm bảo về vấn đề vệ sinh, an toàn của cơ sở kinh doanh đối với sức khỏe người tiêu dùng, từ đó người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng dịch vụ sản phẩm.

Vậy để có được giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm thì thực hiện như nào? Thủ tục gồm có những gì? Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch làm giấy an toàn vệ sinh thực phẩm, hãy tham khảo Dịch vụ làm giấy an toàn vệ sinh thực phẩm của Luật sư X năm 2022 nhanh chóng, chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ quý khách hết khả năng của mình. Hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là gì?

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm (hay còn gọi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm) là một loại giấy phép do cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho các hộ kinh doanh có kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống.

Tại sao hộ kinh doanh dịch vụ nhà hàng cần xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm?

Tuân thủ quy định của pháp luật đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống

Theo quy định tại điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm:

“ Điều 18. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.

Ngoài bị xử phạt hành chính theo quy định trên, đối tượng bị xử phạt sẽ buộc phải khắc phục hậu quả như buộc thu hồi thực phẩm, thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy đối với các trường hợp vi phạm.

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm giúp tạo dựng lòng tin với khách hàng

Vấn nạn thực phẩm bẩn khiến mọi người cảnh giác cao độ đối với các nhà hàng, công ty cung cấp thực phẩm, dịch vụ ăn uống. Do vậy, để tạo dựng lòng tin và chứng minh được “sự trong sạch” cho sản phẩm/dịch vụ của mình, các công ty, doanh nghiệp, cá nhân cần phải tiến hành các thủ tục đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ đó, hoạt động kinh doanh sẽ trở nên thuận tiện hơn.

Dịch vụ làm Giấy an toàn vệ sinh thực phẩm của Luật sư X năm 2022
Dịch vụ làm Giấy an toàn vệ sinh thực phẩm của Luật sư X năm 2022

Hướng dẫn thủ tục làm giấy an toàn vệ sinh thực phẩm

Hồ sơ cần chuẩn bị để xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

1) Đơn yêu cầu xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm (theo mẫu quy định)

2) Bản sao chứng thực giấy đăng ký kinh doanh của công ty, tổ chức

3) Hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu dùng để chế biến của nhà hàng hoặc hóa đơn mua hàng của nhà hàng với nhà cung cấp.

4) Bản trình bày trang thiết bị, cơ sở vật chất (mặt bằng sử dụng, quy trình sản xuát, quy trình bảo quản…)

5) Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm có xác nhận của cơ quan chức năng (bản sao có xác nhận của cơ sở)

6) Giấy khám sức khỏe có xác nhận của chủ cơ sở (bản sao có xác nhận của cơ sở)

Quy trình thực hiện

a. Đặt lịch học và tổ chức học lớp tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho người quản lý/chủ cơ sở và các nhân viên kinh doanh;

b. Tổ chức khám sức khỏe cho người quản lý/chủ cơ sở và các nhân viên kinh doanh;

c. Hoàn thiện hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

d. Nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

e. Thẩm định cơ sở:

Đối với hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 10 ngày làm việc Cục sẽ có Quyết định thành lập đoàn thẩm định và tổ chức thẩm định tại thực địa. Nếu kết quả thẩm định đạt, đơn vị, tổ chức, cá nhân sẽ được cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Đối với cơ sở chưa đủ điều kiện, đoàn thẩm định sẽ phụ thuộc vào tình hình thực tế của cơ sở để lập biên bản phù hợp.

f. Cấp Giấy chứng nhận:

+ Trường hợp cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Nếu chỉ sản xuất, kinh doanh theo mùa vụ, giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cần ghi rõ thời gian.

+ Trường hợp bị từ chối cấp giấy phép do chưa đủ điều kiện, đơn vị, tổ chức, cá nhân sẽ dựa trên những thông tin cơ quan chức năng cấp sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện trong vòng 60 ngày.

+ Tình huống tệ nhất có thể xảy ra là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân không đạt yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm.

Phí cấp Giấy an toàn vệ sinh thực phẩm là bao nhiêu?

Theo quy định tại Thông tư số 67/2021/TT-BTC thì mức phí cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo từng danh mục như sau:

Phí thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi là 1.500.000 đồng/lần/sản phẩm.

Phí hẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh sách mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định là 500.000 đồng/lần/sản phẩm.

Phí xác nhận lô hàng thực phẩm nhập khẩu (chưa bao gồm chi phí kiểm nghiệm)

+ Đối với kiểm tra thông thường là 300.000 đồng/lô hàng

+ Đối với kiểm tra chặt là 1.000.000 đồng/lô hàng + số mặt hàng x 100.000 đồng (số mặt hàng tính từ mặt hàng thứ 2). Tối đa 10.000.000 đồng/lô hàng.

Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu là 1.000.000 đồng/lần/giấy chứng nhận

Phí thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm là 1.000.000 đồng/lần/cơ sở

Phí thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:

+ Phục vụ dưới 200 suất ăn là: 700.000 đồng/lần/cơ sở

+ Phục vụ từ 200 suất ăn trở lên là: 1.000.000 đồng/lần/cơ sở

Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm

+ Đối với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là 500.000 đồng/lần/cơ sở

+ Đối với cơ sở sản xuất khác (bao gồm cả cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là 2.500.000 đồng/lần/cơ sở

Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP) là 22.500.000 đồng/lần/cơ sở.

Phí thẩm định điều kiện cơ sở kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận hợp quy, cơ quan kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu:

+ Đánh giá lần đầu, đánh giá mở rộng là 28.500.000 đồng/lần/đơn vị

+ Đánh giá lại 20.500.000 đồng/lần/đơn vị

Dịch vụ làm Giấy an toàn vệ sinh thực phẩm của Luật sư X

Thủ tục làm Giấy an toàn vệ sinh thực phẩm là một thủ tục pháp lý rất quan trong đối với những ai kinh doanh lĩnh vực thực phẩm. Thủ tục này tưởng chừng đơn giản và quen thuộc nhưng vẫn còn nhiều người thắc mắc chưa nắm rõ. Nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn về quy trình, trình tự làm giấy an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc gặp khó khăn, rắc rối trong việc giải quyết vấn đề liên quan đến thủ tục này, hãy đến với Luật sư X. Tại đây bạn sẽ được giải quyết tất cả những thắc mắc liên quan đến việc đăng ký làm Giấy an toàn vệ sinh thực phẩm nhanh chóng và chính xác nhất. Luật sư X với đội ngũ Luật Sư có nhiều năm kinh nghiệm trong hỗ trợ khách hàng làm Giấy an toàn vệ sinh thực phẩm và xử lý các vấn đề liên quan đến vấn đề này, chúng tôi cam kết sẽ đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Luật sư X.

Khi sử dụng Dịch vụ làm Giấy an toàn vệ sinh thực phẩm của Luật sư X. Luật sư X sẽ thực hiện:

  • Tư vấn về hồ sơ, thủ tục thời gian cần thiết nhất cho việc làm Giấy an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký; cung cấp cho khách hàng những biểu mẫu phù hợp nhất, mới nhất.
  • Đại diện khách hàng tiến hành nộp hồ sơ, nhận và trả lời thẩm định, nộp các khoản phí, lệ phí.
  • Thay mặt cho khách hàng theo dõi quá trình thực hiện thủ tục

Tại sao nên chọn dịch vụ làm Giấy an toàn vệ sinh thực phẩm của Luật sư X?

Dịch vụ chính xác, nhanh gọn: Khi sử dụng dịch vụ, Luật sư X sẽ thực hiện nhanh chóng có kết quả quý khách hàng sẽ thực hiện các công việc của mình nhanh hơn.

Đúng thời hạn: Với phương châm “đưa Luật sư đến ngay tầm tay bạn“, chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.

Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sư X có tính cạnh tranh cao, tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Với giá cả hợp lý, chúng tôi mong muốn khách có thể trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với khách hàng.

Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư X sẽ bảo mật 100%.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Dịch vụ làm Giấy an toàn vệ sinh thực phẩm của Luật sư X năm 2022”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà, đổi tên căn cước công dân của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Không xin cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm có sao không?

Theo quy định pháp luật, ngành nghề kinh doanh thực phẩm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện cho nên phải xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi kinh doanh. Khi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra mà chủ cở sở không xuất trình được giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm / giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thì sẽ bị xử phạt hành chính, đồng thời có thể bị đình chỉ hoạt động kinh doanh.

Thu hồi Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường hợp nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm gồm có:
+ Không đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định;
+ Không có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thời hạn của giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là bao lâu?

Thời hạn của tất cả các loại giấy phép an toàn thực phẩm là: 3 Năm. Sau khi hết hạn, công ty, hộ kinh doanh phải gia hạn lại giấy phép.
Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
Thủ tục gia hạn giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tương tự xin cấp lần đầu. Vì sau 3 năm, cơ sở vật chất của cơ sở không còn đảm bảo nữa nên cơ quan chức năng vẫn xuống thẩm định như quy trình cấp mới.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm