Dịch vụ xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

bởi Luật Sư X
Dịch vụ xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm (hay còn được nhiều người quen gọi là Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm) là vấn đề được rất nhiều người kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, quán ăn, trà sữa, cà phê, cửa hành thực phẩm hết sức quan tâm.

Luật sư X hân hạnh cung cấp dịch vụ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm như một lựa chọn hoàn hảo để Quý khách thực hiện thủ tục này nhanh chóng và hiệu quả nhất. Hay cùng Luật sư X tìm hiểu về dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm nhé!

Cơ sở pháp lý

Luật doanh nghiệp năm 2020

Nội dưng tư vấn

I. TRƯỜNG HỢP NÀO PHẢI XIN CHỨNG NHẬN AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM?

Với mục đích vừa nhằm đảm bảo những điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với những cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhưng cũng vừa phải đảm bảo sự thông thoáng, tạo điều kiện cho những hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ có cơ hội phát triển, pháp luật chỉ quy định một số trường hợp sau bắt buộc phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể:

Nghị định 15/2018/NĐ-CP đã quy định khá rõ ràng về các trường hợp cơ sở phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Nói chung tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thì đều phải xin giấy phép, trừ các trường hợp (điều 12 nghị định 15/2018/NĐ-CP):

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  • Sơ chế nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  • Nhà hàng trong khách sạn;
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Kinh doanh thức ăn đường phố;
  • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Có thể thấy rằng, những hầu hết cáccác cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm đều nằm trong diện phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về vệ sinh thực phẩm để được phép kinh doanh.

II. THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Là một tục hành chính, do đó người thực hiện thủ tục – chủ cơ sở hoặc người đại diện cần phải tuân thủ quy trình thực hiện về hồ sơ, thủ tục Xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:

1. Giấy tờ, tài liệu xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Hồ sơ dưới đây là hồ sơ ứng với thủ tục xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng, quán ăn:

STTThành phần hồ sơSố lượngGhi chú
1 Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

01 bản

  • Theo mẫu
2 Bản thuyết minh cơ sở vật chất và các nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm01 bản
  • Bản gốc có dấu, chữ ký của cơ sở
3 Văn bản xác nhận bồi dưỡng kiến thức của nhân viên cơ sở01 bản
  • Bản gốc có dấu, chữ ký của cơ sở
4 Giấy khám sức khỏe các nhân viên01 bản
  • Bản sao chứng thực
5 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở01 bản
  • Bản sao chứng thực

Lưu ý: Giấy khám sức khỏe phải là giấy khám vào thời điểm trong vòng 6 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ.

Giai đoạn xin giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm

Để triển khai thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm phải thực hiện 02 (hai) bước triển khai thủ tục như sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
  • Bước 2: Đón tiếp đoàn kiểm tra cơ sở

Thâm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm

Khác với những loại “Giấy phép con” khác, Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm có sự phân công cơ quan quản lý rất phức tạp. Trước khi tiến hành thủ tục, chúng ta sẽ phải nghiên cứu kỹ loại hình kinh doanh của mình để tìm đúng cơ quan có thẩm quyền chính xác. Dưới đây là một số thông tin về sự phâm công quan lý nhà nước về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm:

Cục An toàn thực phẩm: Cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở sản xuất, kinh doanh:

  • Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng,
  • Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
  • Thực phẩm khác khi có nhu cầu đặc biệt (yêu cầu của nước nhập khẩu sản phẩm của cơ sở).

Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm: 

  • Nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế trên địa bàn;
  • Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
  • Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt.

Vụ khoa học và công nghệ/ Vụ thị trường trong nước:

  • Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:
  • Rượu: Từ 03 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
  • Bia: Từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
  • Nước giải khát: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
  • Sữa chế biến: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
  • Dầu thực vật: Từ 50 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
  • Bánh kẹo: Từ 20 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
  • Bột và tinh bột: Từ 100 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
  • Dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm trên.

Sở Công Thương:

  • Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế thấp hơn các cơ sở nêu trên
  • Cơ sở kinh doanh thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn 01 (một) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ sở bán lẻ thực phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố đó.

Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản:

  • Ngũ cốc
  • Thịt và các sản phẩm từ thịt
  • Thủy sản và sản phẩm thủy sản
  • Rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả
  • Trứng và các sản phẩm từ trứng
  • Sữa tươi nguyên liệu
  • Mật ong và các sản phẩm từ mật ong
  • Thực phẩm biến đổi gen
  • Muối, gia vị, đường
  • Chè, cà phê, ca cao, hạt tiêu, điều và các nông sản thực phẩm
  • Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm

III. DỊCH VỤ XIN GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM:

LSX cung cấp hai (02) lựa chọn dịch xin giấy phép an toàn vệ sinh với những tiện ích kèm theo như sau để Quý khách hàng thuận tiện lựa chọn gói dịch vụ phù hợp như sau:

GÓI 1

(Tiêu chuẩn)

GÓI 2

(Cấp tốc)

Chi phí dịch vụ trọn gói

Từ 14.000.000 đ

Liên hệ
Thời gian chuẩn

Trong vòng 15 – 30 ngày làm việc

Theo yêu cầu của Quý khách
Các bước tiến hành

 Bước 1: Tư vấn, hướng dẫn toàn bộ quy trình chuẩn bị hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện cho việc xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

 Bước 2: Soạn thảo văn bản đề nghị cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

 Bước 3: Đại diện doanh nghiệp tiến hành các công việc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định và cấp phép

 Bước 4: Hỗ trợ Quý khách tiếp đón đoàn cán bộ kiểm tra thực tế điều kiện của cơ sở

 Bước 5: Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời cơ quan có thẩm quyền, nhận kết quả và khiếu nại nếu có.

 Bước 6: Bàn giao kết quả tận tay quý khách hàng

Cam kết
  • 100% hoàn thiện – giao dịch tại trụ sở công ty
  • Không hoàn thiện: Chúng tôi hoàn 100% chi phí
  • Không đúng thời gian cam kết: Chúng tôi hoàn 100% chi phí

Hãy liên hệ với LSX ngay

0833 102 102

Câu hỏi thường gặp:

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cấp một lần và có hiệu lực mãi mãi không?

Theo quy định của pháp luật  hiện hành thì Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm có thời hạn 03 (ba) năm kể từ ngay cấp.
Sở dĩ pháp luật quy định như vậy là vì một số lý do có thể kể đến như sau:
Sau 03 năm, nhân viên của cơ sở cũng có nhiều biến động, Ng
Sau 03 năm, cơ sở vật chất của cơ sở sẽ bị cũ, lạc hậu hoặc hỏng hóc cần phải thay thế bổ sung

Một công ty có nhiều nhà hàng, quán ăn thì chỉ cần xin một giấy chứng nhận về sinh thực phẩm chung hay mỗi cơ sở lại phải xin một giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm riêng?

Theo như tên gọi đầy đủ, thì tên loại giấy tờ này là: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Hơn nữa, mỗi cơ sở dùng cùng một công ty hay một nhãn hiệu nhưng sẽ có điều kiện cơ sở vật chất cũng như nhân viên khác nhau nên không thể cấp một giấy chứng nhận chung cho cả công ty mà mỗi cơ sở phải xin một giấy chứng nhận riêng thì mới có thể hoạt động.

Cơ sở kinh doanh ăn uống muốn mở của cần đạt chuẩn tiêu chí gì?

– Cơ sở phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
– Cơ sở cần đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm theo đúng quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người, bảo quản, vận chuyển, nguồn gốc nguyên liệu và chứng từ liên quan.
– Người lao động và người đến cơ sở (khách hàng, người giao nhận hàng, người liên hệ…) phải thực hiện đúng hướng dẫn của ngành y tế trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Hy vọng bài viết Dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm? sẽ giúp ích cho bạn. Xin cảm ơn!

Dịch vụ xin giấy phép lao động tại Hà Nội
5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm