Dịch vụ xin thôi quốc tịch Việt Nam mới nhất năm 2021

bởi Luật Sư X
dịch vụ xin thôi quốc tịch

Thời gian trước đây, việc xin thôi quốc tịch nó là một điều gì đó khá là nhạy cảm; và đôi khi nhiều người quan điểm rằng thôi quốc tịch là một điều tiêu cực với cá nhân trong xã hội. Tuy nhiên, khi xã hội ngày càng phát triển thì việc xin thôi quốc tịch đã được chiếu dưới góc nhìn khác. Việc thôi quốc tịch đơn thuần là tạo điều kiện cho những cá nhân; được quyền tự do lựa chọn nơi mình muốn sinh sống và phát triển. Để hỗ trợ và đồng hành thực hiện thủ tục hành chính phức tạp này; Luật sư X rất hân hạnh được cung cấp dịch vụ xin thôi quốc tịch Việt Nam mới nhất năm 2021.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Căn cứ được thôi quốc tịch Việt Nam

Theo Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định: Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam; để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, người xin thôi quốc tịch nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ không được thôi quốc tịch Việt Nam:

  • Đang nợ thuế đối với Nhà nước; hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức; hoặc cá nhân ở Việt Nam. Trong quá trình thụ lý, xem xét giải quyết hồ sơ mà có văn bản của cơ quan quản lý thuế; hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ nợ hợp pháp; về việc người đó còn nợ thuế, tiền, tài sản; thì cơ quan có thẩm quyền không thụ lý; không xem xét giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam.
  • Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam.
  • Đang bị tạm giam để chờ thi hành án.
  • Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
  • Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam; nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
  • Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; không được thôi quốc tịch Việt Nam.

Thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam

Thôi quốc tịch là một thủ tục đặc thù; vì đơn giản hàng năm có khoảng 5000 đến 10000 người thực hiện thủ tục này tại Việt Nam. Nếu so sánh với những thủ tục hành chính thông thường; thì việc thôi quốc tịch tất nhiên là sẽ đặc biệt và khó khăn hơn nhiều.

Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam

Là một thủ tục hành chính nên để thực hiện ta cần phải soạn một bộ hồ sơ hợp lệ; gửi đến cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ gồm có:

  • Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam.
  • Bản khai lý lịch.
  • Giấy tờ tùy thân (Bản sao Hộ chiếu Việt Nam; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân; hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương).
  • Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài.
  • Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp.
  • Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức; hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức; hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm; thì còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức; hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó; không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Các bước thực hiện thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam

Sau khi soạn thảo một bộ hồ sơ hợp lệ, Quý khách sẽ phải thực hiện một quy trình thủ tục như sau:

Bước 1: Người muốn thôi quốc tịch Việt Nam đến Sở tư pháp nơi đang cư trú; hoặc đối với người đang ở nước ngoài; thì nộp tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại.

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ; và nếu hồ sơ đầy đủ thì có thể tiến hành ghi chú Sổ thụ lý hồ sơ thôi quốc tịch Việt Nam; đồng thời cấp cho người nộp hồ sơ Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định; và phải được đóng dấu treo của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Bước 3: 

  • Trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú ở trong nước thì trong thời hạn 5 ngày làm việc; kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Sở Tư pháp có trách nhiệm đăng thông báo về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam trên một tờ báo viết; hoặc báo điện tử ở địa phương trong ba số liên tiếp; và gửi đăng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
  • Trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì trong thời hạn 5 ngày làm việc; kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm đăng thông báo; về việc thôi quốc tịch Việt Nam trên Trang thông tin điện tử của mình.

Bước 4: Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp đăng tải thông tin về người xin thôi quốc tịch Việt Nam; cơ quan Công an, Cơ quan Thi hành án dân sự, cơ quan thuế; hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; nếu phát hiện thấy người xin thôi quốc tịch Việt Nam thuộc trường hợp chưa được thôi; hoặc không được thôi quốc tịch Việt Nam theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam; thì phải kịp thời thông báo cho Sở Tư pháp nơi đã đăng tải thông tin đó.

Bước 5: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam.

Bước 6: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp; cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh; và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam.

Bước 7: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh; Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 8: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét; kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.

Bước 9: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thẩm tra; và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam về Bộ Ngoại giao; để chuyển đến Bộ Tư pháp.

Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam.

Bước 10: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ; nếu xét thấy người xin thôi quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam; thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Bước 11: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Bước 12: Nhận quyết định cho thôi quốc tịch và Công báo; Bộ Tư pháp đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.

Có thấy rằng, với thời gian kéo dài lên tới nửa năm và sự phức tạp trong hồ sơ giấy tờ; thì để thuận tiện hơn trong triển khai thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam; Luật sư X hân hạnh là đơn vị pháp lý chuyên nghiệp; đứng ra để đại diện thực hiện thủ tục một cách nhanh chóng; và hiệu quả nhất phù hợp nhu cầu của Quý khách.

Để sử dụng dịch vụ xin thôi quốc tịch Việt Nam, mời quý khách hàng liên hệ tới Luật sư X theo số hotline: 0833102102

Hân hạnh được phục vụ Quý khách!

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính là cơ quan nào?

Đối với công dân xin thôi quốc tịch Việt Nam ở trong nước, thì nộp đơn tại Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cư trú;
– Ở nước ngoài, thì nộp đơn tại Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam.

Miễn thủ tục xác minh về nhân thân khi nào?

Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam của những người thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải qua thủ tục xác minh về nhân thân:
– Người dưới 14 tuổi;
– Người sinh ra và định cư ở nước ngoài;
– Người đã định cư ở nước ngoài từ 10 năm trở lên;
– Người đã được xuất cảnh theo diện đoàn tụ gia đình.

Căn cứ mất quốc tịch Việt Nam là gì?

– Được thôi quốc tịch Việt Nam.
– Bị tước quốc tịch Việt Nam.
– Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 và Điều 35 của Luật này.
– Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm