Điều kiện mở đại lý thuốc bảo vệ thực vật

bởi Vudinhha

Là một ngành nghề kinh doanh đặc biệt, Ngành kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật phải trải qua những điều kiện theo luật định liên quan nhằm đảm bảo được sự an toàn đến môi trường cũng như những người xung quanh. Bên cạnh đó, chủ thể kinh doanh có đủ kinh nghiệm chuyên môn để thực hiện việc buôn bán mặt hàng đặc biệt này. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

  • Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013
  • Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT

Nội dung tư vấn:

1. Điều kiện với người trực tiếp quản lý

Đối với người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật, phải có đầy đủ chuyên môn, nghiệp vụ để có thể tư vấn khách hàng những loại thuốc, sản phẩm phù hợp nhu cầu của thực vật. Bởi vậy, tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 123/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 66/2016/NĐ-CP quy định người trực tiếp quản lý, người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có:

  • Trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, hóa học, sinh học, nông học: Việc có trình độ sẽ được chứng minh bằng bằng cấp, chứng chỉ đào tạo chuyên ngành yêu cầu theo các trường hoặc cơ sở đào tạo tương đương.
  •  Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.

Bằng việc đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu đó về mặt chuyên môn, người quản lý có thể đủ điều kiện để được cấp phép kinh doanh. Hơn thế nữa, để quy định chi tiết hơn về yêu cầu đối với người quản lý phải đạt những trình độ chuyên môn trên bao gồm các đối tượng sau 🙁 Căn cứ theo Điều 32 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT)

  • Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, các thành viên công ty hợp danh; Người đứng đầu chi nhánh hoặc cấp phó của người đứng đầu chi nhánh của doanh nghiệp;
  • Một trong những người quản lý cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tại cửa hàng đại lý của doanh nghiệp, hợp tác xã làm dịch vụ bảo vệ thực vật;
  • Người trực tiếp quản lý cửa hàng đối với cửa hàng buôn bán thuốc tại một địa điểm cố định.

2. Điều kiện về địa điểm hợp pháp, bảo đảm về khoảng cách an toàn

Khác với các mặt hàng khác, người ta có thể tự do kinh doanh online mà không cần có một địa điểm kinh doanh rõ ràng thì với ngành kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, chủ sở hữu phải có địa điểm hợp pháp, bên cạnh đó phải đảm bảo về diện tích, khoảng cách an toàn cho người và vật nuôi, môi trường theo quy định bởi tính đặc thù của loại sản phẩm này là rất độc. Cụ thể tại Điều 33 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT:

  • Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải có địa chỉ rõ ràng, ổn định, thuộc sở hữu của chủ cơ sở hoặc có hợp đồng thuê địa điểm đặt cửa hàng hợp pháp tối thiểu là 01 năm; Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh, tối thiểu là 10 m2; Phải là nhà kiên cố, bố trí ở nơi cao ráo, thoáng gió; Việc yêu cầu về một địa điểm đặt hợp pháp thuộc sở hữu của chủ sở hữu cửa hàng, trường hợp thuê thì hợp đồng thuê phải tối thiểu 1 năm nhằm đảm bảo được tính ổn định của việc kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt này. Bên cạnh đó, không gian thoáng gió cũng là điều kiện đảm bảo an toàn cho mọi người xung quanh.
  • Không được bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa là lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y; Cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không được nằm trong khu vực dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện. Bởi đặc tính độc hại của thuốc bảo vệ thực vật, sẽ rất nguy hiểm nếu như bị vướng vào thực phẩm dành cho người và vật nuôi, việc đảm bảo không gian an toàn là yêu cầu cấp thiết. 
  • Cửa hàng phải cách xa nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m; có nền cao ráo, chống thấm, không ngập nước; tường và mái phải xây dựng bằng vật liệu không bén lửa; Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật của cửa hàng phải đáp ứng quy định tại Điều 61 của Thông tư này.
  •  Trường hợp cơ sở buôn bán không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp; có địa điểm giao dịch cố định, hợp pháp, địa chỉ rõ ràng; có sổ ghi chép việc mua bán, xuất, nhập thuốc bảo vệ thực vật và đáp ứng quy định tại Điều 32 Thông tư này.

Cụ thể hóa từ  Điều 33 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT:

Điều 33. Chi tiết điều kiện địa điểm

1. Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải có địa chỉ rõ ràng, ổn định, thuộc sở hữu của chủ cơ sở hoặc có hợp đồng thuê địa điểm đặt cửa hàng hợp pháp tối thiểu là 01 năm.

2. Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh, tối thiểu là 10 mét vuông (m2). Phải là nhà kiên cố, bố trí ở nơi cao ráo, thoáng gió.

3. Không được bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa là lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y.

4. Cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không được nằm trong khu vực dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện.

5. Cửa hàng phải cách xa nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 mét (m); có nền cao ráo, chống thấm, không ngập nước; tường và mái phải xây dựng bằng vật liệu không bén lửa.

6. Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật của cửa hàng phải đáp ứng quy định tại Điều 61 của Thông tư này.

Trường hợp cơ sở buôn bán không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp; có địa điểm giao dịch cố định, hợp pháp, địa chỉ rõ ràng; có sổ ghi chép việc mua bán, xuất, nhập thuốc bảo vệ thực vật và đáp ứng quy định tại Điều 32 Thông tư này.

3. Điều kiện về kho thuốc, trang thiết bị phù hợp để bảo quản, xử lý thuốc

Việc bán hàng và người quản lý đã có những điều kiện như vậy thì kho thuốc, trang thiết bị bảo quản, xử lý thuốc cũng phải đảm bảo những điều kiện nhất định. Kho thuốc phải đáp ứng được những quy định đảm bảo tính an toàn, trang thiết bị phải phù hợp nhằm bảo quản, xử lý thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo chất lượng. Cụ thể tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 123/2018/NĐ-CP, Chính phủ quy định như sau:

  •  Đối với cơ sở bán buôn, kho thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển;
  • Đối với cơ sở bán lẻ, kho thuốc bảo vệ thực vật phải xây dựng cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m và có kệ kê hàng cao tối thiểu 10 cm so với mặt sàn, cách tường tối thiểu 20 cm.      

Bằng việc đáp ứng được những yêu cầu đó, thì cá nhân/tổ chức sẽ được phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.

Hy vọng bài viết có ích cho bạn !

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm