Doanh nghiệp cá nhân là gì? Doanh nghiệp cá nhân có gì khác so với các loại hình doanh nghiệp khác

bởi Vudinhha

Doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng cấu thành nên nền kinh tế, có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác. Nhưng hiện nay, nhiều người còn nhầm lẫn các loại hình doanh nghiệp với nhau, dưới đây sẽ cho chúng ta có cái nhìn rõ ràng về các loại hình doanh nghệp và điểm khác biệt giữa chúng 

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

1. Doanh nghiệp là gì?

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tài sản và tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được cấp giấy đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh trên thị trường theo quy định tại Điều 1 Luật doanh nghiệp 2014.

Như vậy, doanh nghiệp được hiểu là một tổ chức kinh tế, có tư cách pháp nhân hoặc không, thực hiện các hoạt động kinh doanh theo quy định pháp luật, nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.

2. Doanh nghiệp cá nhân là gì?

Căn cứ vào hình thức pháp lý sẽ có các loại hình doanh nghiệp sau:

  1. Doanh nghiệp nhà nước
  2. Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn
  3. Doanh nghiệp hợp danh
  4. Doanh nghiệp cổ phần
  5. Doanh nghiệp tư nhân

Vì vậy không tồn tại loại hình doanh nghiệp cá nhân, nhiều người nhầm lẫn theo như thói quen khi nói đến loại hình doanh nghiệp tư nhân thì một số người lại nghĩ đó là doanh nghiệp cá nhân. Thực chất không tồn tại khái niệm pháp lý doanh nghiệp cá nhân.

3. Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014.

Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể  thuê người khác làm giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp tư nhân không có điều lệ công ty.

Ưu điểm:

  • Một sở hữu, có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty;
  • Ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình khác

Nhược điểm:

  • Không có tư cách pháp nhân
  • Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của công ty
  • Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  • Bị hạn chế huy động vốn do không có quyền pháp hành cổ phiếu.

Thực chất chế độ trách nhiệm vô hạn của doanh nghiệp này là ché độ trách nhiệm vô hạn của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân sẽ chịu trách nhiệm đến cùng về mọi nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mà không bị giới hạn ở phần tài sản của chủ doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là nếu tài sản của doanh nghiệp tư nhân không đủ để thực hiện các nghĩa vụ về tài chính của doanh nghiệp này phải áp dụng thủ tục thanh lý trong thủ tục phá sản, chủ sở hữu doanh nghiệp phải sử dụng tài sản riêng không đầu tư vào doanh nghiệp để thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.

Về quyền quản lý doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động như: sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế, thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy đinh của pháp luật.

4. Doanh nghiệp tư nhân có gì khác so với các loại hình doanh nghiệp khác.

Tiêu chí Doanh nghiệp tư nhân Công ty TNHH một thành viên Công ty TNHH 2 thành viên Công ty hợp danh Công ty cổ phần
Thành viên  Do một cá nhân làm chủ. Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 01 doanh nghiệp tư nhân  Có thể là cá nhân hoặc pháp nhân

Có thể là cá nhân hoặc pháp nhân

– Từ 2 đến 50 thành viên

– Ít nhất 02 thành viên hợp danh (TVHD) là cá nhân, có thể có thêm nhiều thành viên góp vốn (TVGV)

Ít nhât 03 cổ đông, số lượng không hạn chế

– Cổ đông có thể là cá nhân hoặc pháp nhân

Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản Chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình Trong phạm vi vốn điều lệ Trong phạm vi số vốn góp

TVHD chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình

– TVGV chịu trach nhiệm trong phạm vi vốn góp

Trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
Tư cách pháp nhân Không
Quyền phát hành chứng khoán Không được phát hành cổ phần Không được phát hành cổ phần Không được phát hành cổ phần Không phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào Có quyền phát hành cổ phần để huy động vốn
Chuyển nhượng vốn Cho thuê hoặc bán doanh nghiệp tư nhân Chuyển nhượng nội bộ hoặc bên ngoài nếu không có thành viên nào mua

 TVHD không có quyền chuyển nhượng vốn, trừ khi được các TVHD khác đồng ý

– TVGV được chuyển vồn góp cho người khác

Trong 3 năm đầu, chỉ chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập (CĐSL), muốn chuyển cho người khác thì phải được các CĐSL khác đồng ý

– Sau 3 năm, chuyển nhượng cho bất cứ ai

Ban kiểm soát Chủ sở hữu bổ nhiệm, nhiệm kỳ không quá 5 năm Từ 11 thành viên trở lên thì phải thành lập Ban kiểm soát Trường hợp công ty dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu nhỏ hơn 50% cổ phần công ty thì không phải lập Ban kiểm soát
Cuộc họp hợp lệ Họp hội đồng thành viên ít nhất 2/3 tổng số thành viên dự họp

Lần 1: khi số thành viên dự họp sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ

Lần 2: ít nhất 50% vốn điều lệ

Lần 3: không phụ thuộc

 Họp đại hội đồng cổ đông: lần 1 ít nhất 51% phiếu biểu quyết, lần 2 là 33%, lần 3 không phụ thuộc.

– Họp hội đồng quản trị lần 1 ít nhất ¾ tổng số thành viên, lần 2 í nhất ½.

Thông qua nghị quyêt họp Quyết định quan trọng là ¾ số thành viên dự họp, quyết định khác là 1/2 Quyết định quan trọng là 75% số vốn góp của thành viên dự họp, còn lại là 65% Quyết định quan trọng phải được ¾ TVHD đồng ý, vấn đề khác là 1/2

Quyết định quan trọng của ĐHĐCĐ cần ít nhất 65% phiếu biểu quyết, vấn đề khác là 51%.

Nghị quyết của HĐQT được thông qua nếu được đa số thành viên tán thành. Nếu là 50/50 thì theo quyết định của Chủ tịch HĐQT

Trên đây là tiêu chí cơ bản để phân biệt doanh nghiệp tư nhân với loại hình doanh nghiệp khác theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014.

Xin chân thành cảm ơn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102 
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm