Đòi nợ thuê sẽ bị phạt thế nào?

bởi

Tín dụng đen hay còn gọi là cho vay nặng lãi đang là vấn nạn lớn của xã hội. Bên cạnh đó, hoạt động đòi nợ thuê là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho tín dụng đen hoành hành. Khi các con nợ trả tiền không đúng hẹn hoặc có ý định không trả tiền thì cũng là lúc các đối tượng giang hồ vào cuộc để đòi nợ. Cũng vì thế mà ngày càng nhiều các “giang hồ mạng” liên tục phô trương thanh thế trên mạng xã hội. Nhiều người sẽ hoang mang lo lắng không biết hành vi đòi nợ thuê có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có thì vì sao cơ quan chức năng vẫn để các băng nhóm đòi nợ thuê hoành hành? Câu trả lời sẽ được Luật sư X giải đáp ở bài viết dưới đây.

Căn cứ:

  • Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
  • Nghị định 47/2007/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

1. Đòi nợ thuê có vi phạm pháp luật không?

Lâu nay nhiều người vẫn lầm tưởng việc đòi nợ thuê là một hành vi vi phạm pháp luật, nhưng thực tế không hẳn là như vậy. Pháp luật hiện hành đã hợp pháp hóa hoạt động đòi nợ thuê dưới danh nghĩa là dịch vụ đòi nợ. Cụ thể hơn, tại Nghị định 104/2007/NĐ-CP quy định về hoạt động kinh doanh đòi nợ thuê. Qua đó công nhận đòi nợ thuê là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tức là các chủ thể muốn thực hiện hoạt động kinh doanh đòi nợ thì phải thỏa mãn những điều kiện chặt chẽ mà pháp luật quy định nhằm đảm bảo an toàn, trật tự và ổn định xã hội.

Pháp luật cho phép kinh doanh dịch vụ đòi nợ nhưng đồng thời cũng quy định hoạt động của các công ty đòi nợ thuê chỉ được diễn ra trong khuôn phép của những quy định pháp luật. Hoạt động đòi nợ không được làm tổn hại và xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của những khách nợ, đồng thời cũng không được gây mất trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên trong thực tế, hoạt động đòi nợ thuê đã có nhiều biến tướng nguy hiểm khi các đối tượng giang hồ cộm cán đội lốt dưới danh nghĩa các công ty đòi nợ thuê để thực hiện hoạt động đòi nợ. Thậm chí một số đối tượng còn ngang nhiên quảng bá, phô trương thanh thế khi lập fanpage, đăng hình ảnh, video clip về những lần đi đòi nợ lên mạng internet gây hoang mang và tuyên truyền những suy nghĩ tiêu cho dự luận. 

Đòi nợ là hợp pháp và việc các chủ nợ nhờ các công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ để đòi nợ cũng là hợp pháp. Nhưng với bản tính côn đồ hung hãn, các đối tượng đòi nợ thuê thường có những hành vi đe dọa, uy hiếp tinh thần thậm chí là hành hung, gây thương tích cho những con nợ trong quá trình thu hồi nợ. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật và các đối tượng có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Xử phạt hành vi đòi nợ thuê trái pháp luật

Khi hành vi đòi nợ thuê bị tố cáo hoặc bị phát giác, cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào tính chất và mức độ của các hành vi của các đối tượng đòi nợ thuê để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

Nếu các đối tượng có hành vi đe dọa, khủng bố tinh thần và có những hành vi xúc phạm nghiêm trọng về danh dự, nhân phẩm của những khách nợ thì sẽ bị truy cứu về “Tội làm nhục người khác” được quy định Điều 155 Bộ luật hình sự hiền hành. Mức phạt cao nhất đối với tội này lên tới 5 năm tù nếu trường hợp người phạm tội có những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

 

Nếu những đối tượng đòi nợ có những hành vi đe dọa đến tính mạng của khách nợ thì sẽ bị truy cứu về “Tội đe dọa giết người” quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự hiện hành

Điều 133. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

 

Ngoài ra, nếu trường hợp trong khi đòi nợ, các đối tượng đòi nợ đánh đập hoặc có những hành vi hành hung gây thương tích cho khách nợ thì sẽ bị truy cứ trách nhiệm hình sự về “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” được quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự hiện hành. Theo đó, căn cứ theo tính chất và mức độ thương tích của nạn nhân, các đối tượng có thể sẽ bị phạt tù lên tới 20 năm hoặc tù chung thân.

Bên cạnh đó, việc các đối tượng đi đòi nợ thuê có mục tiêu là lấy được những khoản nợ là tiền hoặc tài sản của các khách nợ. Tuy nhiên, nếu trường hợp các nhóm đòi nợ thuê hoạt động bất hợp pháp khi không đăng ký kinh doanh hoặc có đăng ký nhưng không lập hợp đồng dịch vụ với những chủ nợ mà đi đòi nợ thì thực chất chính là hành vi cưỡng đoạt tài sản, Căn cứ theo Điều 170 Bộ luật hình sự hiện hành quy định về Tội cưỡng đoạt tài sản thì mức hình phạt cao nhất đối với tội danh này lên tới 20 năm, cụ thể như sau:

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

 

Hy vọng bài viết có ích đối với quý độc giả

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về pháp luật hình sự tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm