Cơ quan nào có thẩm quyền đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp?

bởi Hương Giang
Giá đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp là bao nhiêu

Nhà nước khi thu hồi đất nông nghiệp của người dân thì phải đền bù một khoản tiền tương xứng với giá trị mảnh đất đó. Bên cạnh giá trị về mảnh đất, Nhà nước còn có thể đền bù các khoản hỗ trợ chi phí ổn định cuộc sống cho người dân trong một số trường hợp nhất định. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định, Giá đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp là bao nhiêu? Cơ quan nào có thẩm quyền đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp? Các khoản hỗ trợ chi phí ổn định cuộc sống khi thu hồi đất nông nghiệp được tính như thế nào? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đền này thông qua bài viết sau đây cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Điều kiện được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Căn cứ vào Điều 75 Luật Đất đai 2013 quy định về các điều kiện để được đền bù bồi thường về đất khi người sử dụng đất bị thu hồi như sau:

– Người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân:

+ Đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm;

+ Thửa đất đã có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà chưa được cấp;

– Nếu người sử dụng đất là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam được đền bù về đất khi bị thu hồi trong trường hợp đã có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà chưa được cấp;

– Người sử dụng đất là cộng đồng dân cư hoặc cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng: thửa đất không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê, đồng thời, phải có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà chưa được cấp;

– Người sử dụng đất là người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà diện tích đất sử dụng thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mà diện tích đất này có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà chưa được cấp;

– Người sử dụng đất là tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và đã có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà chưa được cấp;

– Người sử dụng đất là tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà chưa được cấp cũng là đối tượng được đền bù bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi;

– Người sử dụng đất là tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà các đối tượng này được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê hoặc cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và đã có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà chưa được cấp.

Hình thức đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp

Cụ thể, căn cứ theo Điều 74 Luật Đất Đai 2013 quy định về nguyên tắc bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi. Người dân khi có đất bị thu hồi có đủ điều kiện được đền bù theo quy định thì sẽ được đền bù theo hai hình thức sau:

  • Một là đền bù bằng đất: Việc đền bù này được thực hiện bằng cách giao đất có cùng mục đích sử dụng với đất thu hồi. Loại đất bị thu hồi là đất nông nghiệp thì sẽ được đền bù bằng một diện tích đất nông nghiệp tương đương.
  • Hai là đền bù bằng tiền: Trường hợp không có đất để đền bù, người dân sẽ được bồi thường một khoản tiền bằng giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm quyết định thu hồi. Trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới, nếu có chênh lệch về giá trị thì phải thanh toán bằng tiền đối với phần chênh lệch đó.

Giá đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp là bao nhiêu?

Việc xác định giá trị đền bù của đất nông nghiệp bị thu hồi được xác định trên các căn cứ như sau:

  • Giá đất theo bảng giá đất được công bố theo quyết định ban hành của UBND tỉnh.
  • Giá đất theo cơ sở dữ liệu thực tế về đất đai.
  • Phải dựa trên cơ sở điều tra thực tế về thửa đất bị thu hồi và giá đất trên thị trường thực tế.

Công thức tính giá đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp như sau:

Giá đền bù đất nông nghiệp = Diện tích đất bị thu hồi (m2) x Giá đền bù (VNĐ/m2).

Trong đó, giá đất đền bù được tính như sau:

Giá đất đền bù = Giá đất theo bảng đất tại địa phương x Hệ số điều chỉnh đất với đất nông nghiệp x Các hệ số điều chỉnh khác (nếu có)

*Lưu ý:

Diện tích đất được đền bù phải nằm trong hạn mức đất nông nghiệp được cấp theo quy định. Với những phần vượt hạn mức sẽ không được đền bù về giá trị đất nhưng được xem xét đền bù về các khoản đã đầu tư trên đất.

Các khoản hỗ trợ chi phí ổn định cuộc sống khi thu hồi đất nông nghiệp

Ngoài các khoản đền bù về đất khi bị thu hồi. Chủ sở hữu đất nông nghiệp có thể được xem xét nhận các hỗ trợ khác được quy định tại khoản 2 Điều 83 Luật Đất đai 2013 như sau:

a. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất:

Hỗ trợ những người có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất phần nào có thể ổn định cuộc sống. Mục đích là họ có thể tiếp tục sản xuất nông nghiệp trên đất được bồi thường nếu được bồi thường về đất.

b. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm:

Trường hợp cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất mà có điều kiện tiếp tục sản xuất thì được xem xét hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm. Mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương. Khi được như vậy, địa phương sẽ lập và phê duyệt phương án đào tạo, chuyển đổi nghề. Tìm kiếm sự nghiệp bồi thường, hỗ trợ tái định cư hoặc đang trong quá trình thực hiện kế hoạch thay đổi công việc hoặc tìm kiếm việc làm. Chính quyền địa phương cũng phải tham khảo ý kiến ​​của người mua đất.

Hỗ trợ khác:

Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp thấy đất bị thu hồi chưa đủ điều kiện được bồi thường thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét hỗ trợ phù hợp với điều kiện của địa phương. Các khoản hỗ trợ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định tùy theo tình hình thực tế của địa phương. Việc hỗ trợ này nhằm đảm bảo công bằng cho những người bị thu hồi đất. Đảm bảo tất cả đều có nơi ở, ổn định cuộc sống và sản xuất.

Giá đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp là bao nhiêu
Giá đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp là bao nhiêu

Cơ quan nào có thẩm quyền đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp?

Theo quy định hiện hành, tùy thuộc đối tượng người sử dụng đất bị thu hồi đất mà cơ quan có thẩm quyền quyết định việc đền bù bồi thường khi thu hồi đất cũng có sự khác biệt. Hay nói cách khác, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất là cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án đền bù, bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư cho người dân.

UBND cấp tỉnh nơi có đất quyết định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người sử dụng đất là:

  • Tổ chức, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, hoặc cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (trừ các trường hợp là người quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường thị trấn);
  • Người sử dụng đất đang quản lý, sử dụng…đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn theo quy định;

UBND cấp huyện nơi có đất quyết định phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người sử dụng đất là:

  • Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
  • Hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của Luật sư X về Quy định “Giá đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp là bao nhiêu?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như là tư vấn pháp lý về dịch vụ làm mẫu hợp đồng ủy quyền làm sổ đỏ, có thể tham khảo và liên hệ tới Luật sư X để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.

Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X:  0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp thực hiện bồi thường chậm thì giá đền bù đất được giải quyết như thế nào?

Thời hạn để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm chi trả tiền bồi thường phải chi trả cho người có đất bị thu hồi là 30 ngày, kể từ ngày quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành. Trong trường hợp cá nhân, hộ gia đình bị chậm chi trả tiền bồi thường khi bị thu hồi đất có quyền yêu cầu tính lãi chậm trả từ ngày thứ 31, kể từ ngày quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành. Về mức tính lãi và thời gian tính lãi theo quy định của Luật quản lý thuế, cụ thể như sau:
– Mức tính tiền chậm trả bằng 0.03%/ngày tính trên số tiền chậm trả;
– Thời gian tính tiền chậm trả được tính từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm trả, tức là ngày thứ 31 kể từ ngày quyết định thu hồi đất có hiệu lực đến ngày liền kề trước ngày cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chi trả.

Giá đền bù đất nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu?

Giá đất nông nghiệp cụ thể mà bạn được nhận nếu đủ điều kiện được đền bù, bồi thường về đất là giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định tại thời điểm thu hồi đất theo từng dự án, vị trí, phương pháp xác định giá đất cụ thể…theo quy định pháp luật.

Cơ quan nào quyết định giá đền bù đất?

Căn cứ khoản 3 Điều 114 Luật Đất đai 2013, quy định việc xác định giá đất cụ thể để tính tiền đền bù bồi thường, Giá đất cụ thể để thực hiện đền bù bồi thường được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất quyết định tại thời điểm thu hồi đất. 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm