Giấy đăng ký xe có phải là giấy tờ có giá không?

bởi Hữu Duy
Giấy đăng ký xe có phải là giấy tờ có giá không?

Chào Luật sư, tôi có một thắc mắc đó là giấy đăng ký xe có phải là giấy tờ có giá không? Và giấy tờ có giá là những loại như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp! Cảm ơn Luật sư.

Vâng, chắc hẳn có một số người cũng sẽ có những thắc mắc tương tự và không phân biệt được giấy tờ có giá là những loại nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật dân sự 2015

Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010

Giấy đăng ký xe có phải là giấy tờ có giá không?

Giấy tờ có giá là một loại tài sản, hay còn được coi là bằng chứng dùng để xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa các chủ thể phát hành giấy tờ có giá với những chủ thể sở hữu giấy tờ có giá đó trong một khoảng thời gian nhất định, bao gồm cả việc thanh toán lãi và các nội dung khác đã thỏa thuận.

Hiện nay, căn cứ vào Bộ Luật dân sự 2015 không có một định nghĩa cụ thể nào về giấy tờ có giá mà chỉ xác định giấy tờ có giá là một trong bốn loại tài sản.

Tuy nhiên, căn cứ vào Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 thì xác định giấy tờ có giá chính là một loại giấy tờ có giá trị, giống dạng của giấy ghi nợ dùng để chứng minh nghĩa vụ trả nợ giữa bên phát hành và bên sở hữu giấy tờ có giá.

Theo quy định tại Công văn 141/TANDTC-KHXX của Tòa án nhân dân tối cao thì giấy tờ có giá gồm:

  • Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác được quy định tại Điều 1 của Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005;
  • Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005;
  • Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ được quy định tại điểm 16 Điều 3 của Luật quản lý nợ công năm 2009;
  • Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định) được quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán năm 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2010);
  • Trái phiếu doanh nghiệp được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính phủ về “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp”…

Công văn này cũng chỉ rõ các giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy; Giấy đăng ký xe ô tô…) không phải là “giấy tờ có giá”.

==> Do đó theo quy định trên đây thì giấy đăng xe không phải là giấy tờ có giá.

Giấy tờ xe công chứng có giá trị không?

Giấy đăng ký xe có phải là giấy tờ có giá không?
Giấy tờ xe công chứng có giá trị không?

Theo quy định, các loại giấy tờ mà người dân mang theo khi điều khiển phương tiện phải là giấy tờ bản chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phù hợp với loại xe đang điều khiển và còn hiệu lực, không thể sử dụng giấy tờ photo, kể cả photo có công chứng (hay chính xác là bản sao chứng thực giấy tờ xe) cũng không được chấp nhận.

Tuy nhiên, theo khoản 13 Điều 80 Nghị định này:

Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký xe trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe.

Theo đó, trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe nhằm bảo đảm nghĩa vụ dân sự (thế chấp, mua trả góp…) thì chủ phương tiện khi tham gia giao thông có thể sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe của mình.

Tuy nhiên, cần lưu ý mang theo cả bản gốc Giấy biên nhận còn hiệu lực của tổ chức tín dụng để tránh bị xử phạt.

Trường hợp chỉ xuất trình được bản sao giấy tờ xe thì người điều khiển phương tiện vẫn sẽ bị phạt với lỗi không mang theo Giấy đăng ký xe với mức:

  • Từ 200.000 – 400.000 đồng đối với ô tô;
  • Từ 100.000 – 200.000 đồng đối với xe máy.

Đăng ký xe có giá trị đến ngày là sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Thông tư 15/2014/TT-BCA như sau:

“Điều 18. Thời hạn có giá trị của giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời, nơi đăng ký xe tạm thời

1. Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời có giá trị trong thời hạn 15 ngày.

2. Xe phục vụ các hoạt động hội nghị, quảng cáo, hội chợ, triển lãm, thể dục thể thao và phục vụ các hoạt động hợp pháp khác thì thời hạn có giá trị của giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời được ghi theo thời hạn mà cơ quan có thẩm quyền cho phép vào Việt Nam để phục vụ các hoạt động đó.

3. Xe đăng ký tạm thời được phép tham gia giao thông theo thời hạn, tuyến đường và phạm vi hoạt động ghi trong giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời.

4. Để thuận tiện cho việc đăng ký tạm thời, chủ xe được đăng ký tại cơ quan đăng ký xe nơi gần nhất.”

Như vậy, theo quy định trên thì giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời có giá trị trong thời hạn 15 ngày. Đối với xe phục vụ hoạt động hội nghị, quảng cáo, hội chợ, triển lãm, thể dục thể thao và phục vụ các hoạt động hợp pháp khác thì thời hạn có giá trị của giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời được ghi theo thời hạn mà cơ quan có thẩm quyền cho phép vào Việt Nam để phục vụ các hoạt động đó.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Giấy đăng ký xe có phải là giấy tờ có giá?”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về doanh nghiệp tư nhân, điều kiện thành lập công ty hợp danh, đăng ký bảo hộ thương hiệu, đăng ký bảo hộ logo công ty ; hồ sơ thành lập công ty,… Xin vui lòng liên hệ 0833102102

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Bản chất của giấy đăng ký xe là gì?

Giấy đăng ký xe vốn không phải là chứng từ, bằng chứng ghi nhận nghĩa vụ trả nợ, mà nó chỉ là giấy tờ pháp lý ghi nhận quyền của chủ sở hữu tài sản, chủ sở hữu quyền sử dụng.

Giấy đăng ký xe có phải tài sản không?

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 thì giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
Theo quy định tại Công văn 141/TANDTC-KHXX của Tòa án nhân dân tối cao thì giấy tờ có giá gồm:
– Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác được quy định tại Điều 1 của Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005;
– Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005;
– Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ được quy định tại điểm 16 Điều 3 của Luật quản lý nợ công năm 2009;
– Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định) được quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán năm 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2010);
– Trái phiếu doanh nghiệp được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính phủ về “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp”…
Công văn này cũng chỉ rõ các giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy; Giấy đăng ký xe ô tô…) không phải là “giấy tờ có giá”.
==> Do đó theo quy định trên đây thì giấy đăng xe không phải là giấy tờ có giá nên không được coi là tài sản.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm