Giấy ủy quyền lấy sổ bảo hiểm thất nghiệp mới 2023

bởi Anh
Giấy ủy quyền lấy sổ bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là một chính sách an sinh xã hội của bảo hiểm xã hội Việt Nam. Khác với chế độ hưu trí hay tử tuất, bảo hiểm thất nghiệp có khá nhiều yêu cầu khi người lao động muốn được hưởng chế độ này. Không phải ai cũng có điều kiện để nhận bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp, có rất nhiều người vì những lý do cá nhân không thể tận tay lấy sổ bảo hiểm thất nghiệp. Trong trường hợp này làm giấy uỷ quyền là phương án được nhiều người lựa chọn. Vậy quy định về giấy ủy quyền lấy sổ bảo hiểm thất nghiệp như thế nào? Có thể lấy hộ sổ bảo hiểm thất nghiệp mà không có giấy uỷ quyền không? Luật sư X sẽ thông tin đến bạn qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp là loại bảo hiểm được nhiều người đang trong thời gian thất nghiệp quan tâm. Để hiểu rõ về loại bảo hiểm này, công dân cần phải biết BHTN là gì?

Căn cứ vào Khoản 4, Điều 3, Luật việc làm năm 2013, Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ cho người bị mất việc làm. Đây là khoản bù đắp một phần thu nhập cho người lao động trong thời gian thất nghiệp.

Bảo hiểm thất nghiệp là loại bảo hiểm bắt buộc của Nhà nước không vì mục đích lợi nhuận, hỗ trợ một phần tài chính cho người lao động trong thời gian thất nghiệp.

Khi thất nghiệp, người lao động được hưởng các quyền lợi sau:

  • Hưởng trợ cấp thất nghiệp
  • Hỗ trợ tìm kiếm và tư vấn việc làm
  • Hỗ trợ học nghề
  • Hỗ trợ bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao năng lực nghề nghiệp nhằm duy trì công việc.

Như vậy, BHTN đem lại nhiều quyền lợi cho người lao động trong thời gian thất nghiệp. Đây là khoản phúc lợi phi lợi nhuận mà Nhà nước đem lại cho người dân.

Có được ủy quyền nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp không?

Căn cứ Khoản 2, Điều 17, Nghị định 28/2015/NĐ-CP về ủy quyền nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

“Điều 17. Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

2. Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;

b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;

c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, dịch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp nêu trên là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo đường bưu điện.”(Theo Khoản 2, Điều 17, Nghị định 28/2015/NĐ-CP)

Bên cạnh đó, tại Khoản 4, Điều 18, Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định:

4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động vẫn được nhận hoặc ủy quyền cho người khác nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;

b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;

c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.”(Theo Khoản 4, Điều 18, Nghị định 28/2015/NĐ-CP)

Theo các điều luật trên, người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ và nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, không được ủy quyển cho người khác nhận tiền BHTN.

Giấy ủy quyền lấy sổ bảo hiểm thất nghiệp
Giấy ủy quyền lấy sổ bảo hiểm thất nghiệp

Giấy ủy quyền lấy sổ bảo hiểm thất nghiệp

Mẫu giấy ủy quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật là mẫu số 13- HSB. Mẫu này giúp người hưởng bảo hiểm thất nghiệp hoàn tất giấy tờ ủy thác cho người khác nhận BHTN thay mình. Mẫu giấy ủy quyền nhận BHTN thuận tiện và dễ dàng hơn cho người dùng. Tham khảo mẫu dưới đây:

Mẫu số 13-HSB

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY ỦY QUYỀN

I. Người ủy quyền:

Họ và tên: ……………………………………., sinh ngày ……. /…… /……….

Mã số BHXH:………………………………….

Loại chế độ được hưởng: …………………………………………………………..

Số điện thoại liên hệ:………………………………………

Số CMND/số căn cước công dân/số hộ chiếu/: …………….. do…………………….. cấp ngày …/……./……

Nơi cư trú (1): …………………………………………………………………………..

II. Người được ủy quyền:

Họ và tên: ……………………………………….., sinh ngày ……… /…….. /……….

Số CMND/số căn cước công dân /hộ chiếu/:……………… do…………………….. cấp ngày …/……./……

Nơi cư trú (1): …………………………………………………………………

Số điện thoại:……………………………………

III. Nội dung ủy quyền(2):

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

IV: Thời hạn ủy quyền: (3)……………………………………

Chúng tôi cam kết chấp hành đúng nội dung ủy quyền như đã nêu ở trên.

Trong trường hợp người ủy quyền (người hưởng chế độ) xuất cảnh trái phép hoặc bị Tòa án tuyên bố là mất tích hoặc bị chết hoặc có căn cứ xác định việc hưởng BHXH không đúng quy định của pháp luật thì Tôi là người được ủy quyền cam kết sẽ thông báo kịp thời cho đại diện chi trả hoặc BHXH cấp huyện. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoàn trả lại tiền nếu không thực hiện đúng cam kết./.

……, ngày … tháng … năm …. Chứng thực chữ ký
của người ủy quyền
(4)      (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
………, ngày … tháng … năm …. Người ủy quyền   (Ký, ghi rõ họ tên)  ……….., ngày …. tháng …. năm ….. Người được ủy quyền   (Ký, ghi rõ họ tên)    
Giấy ủy quyền lấy sổ bảo hiểm thất nghiệp

Hướng dẫn điền mẫu giấy ủy quyền lấy sổ bảo hiểm thất nghiệp

Với mẫu giấy ủy quyền nhận BHTN trên, người làm đơn chú ý các mục sau:

  • Người ủy quyền và người được ủy quyền: ở 2 mục này người làm đơn phải ghi rõ: họ và tên, số sổ BHXH, loại chế độ BHXH đang hưởng, số CMND,…
  • Thời hạn ủy quyền phải ghi rõ ngày, tháng, năm theo sư thỏa thuận của hai bên. Nếu thời hạn ủy quyền bị bỏ trống thì thời hạn ủy quyền sẽ được xác định là 1 năm kể từ ngày làm giấy ủy quyền.
  • Chữ ký của người ủy quyền và xác nhận của chính quyền địa phương sẽ được chứng thực bởi các cơ quan có liên quan.
  • Sau khi làm giấy ủy quyền nhận BHTN, công dân cần hoàn tất các giấy tờ còn lại.

Hồ sơ BHTN cần có những giấy tờ gì?

Để nhận trợ cấp BHTN người lao động cần phải đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Là người lao động tham gia BHTN và đóng BHTN.
  • Đã chấm dứt hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.
  • Đủ điều kiện về thời gian đóng BHTN.
  • Đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc các hợp đồng có liên quan.
  • Đủ 12 tháng trong vòng 36 tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng theo mùa vụ.
  • Đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
  • Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ khi nộp hồ sơ BHTN trừ các trường hợp pháp luật quy định.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề tư vấn luật hành chính đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Giấy ủy quyền lấy sổ bảo hiểm thất nghiệp” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ mua giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Giấy uỷ quyền lấy sổ bảo hiểm thất nghiệp được nộp khi nào?

Mẫu giấy ủy quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp chỉ được dùng trong trường hợp nộp hồ sơ hoặc nhận quyết định hưởng chế độ BHTN. Theo đó, người lao động không được ủy quyền cho người khác nhận tiền BHTN. Ngoài ra, khi nộp giấy ủy quyền nhận BHTN cần phải chuẩn bị một số giấy tờ có liên quan. Bên cạnh đó, để nhận được trợ cấp BHTN người lao động cần đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Cách điền thông tin mẫu uỷ quyền lấy sổ bảo hiểm xã hội?

Với mẫu giấy ủy quyền nhận BHTN trên, người làm đơn chú ý các mục sau:
Người ủy quyền và người được ủy quyền: ở 2 mục này người làm đơn phải ghi rõ: họ và tên, số sổ BHXH, loại chế độ BHXH đang hưởng, số CMND,…
Thời hạn ủy quyền phải ghi rõ ngày, tháng, năm theo sư thỏa thuận của hai bên. Nếu thời hạn ủy quyền bị bỏ trống thì thời hạn ủy quyền sẽ được xác định là 1 năm kể từ ngày làm giấy ủy quyền.
Chữ ký của người ủy quyền và xác nhận của chính quyền địa phương sẽ được chứng thực bởi các cơ quan có liên quan.
Sau khi làm giấy ủy quyền nhận BHTN, công dân cần hoàn tất các giấy tờ còn lại.

Uỷ quyền lấy sổ bảo hiểm xã hội cần những hồ sơ gì?

Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Sổ BHXH.
Bản chính hoặc bản sao giấy tờ xác nhận chấm dứt hợp đồng lao động như: sa thải, quyết định thôi việc hoặc thông báo chấm dứt hợp đồng lao động/làm việc.
Các giấy tờ cá nhân.
Uỷ quyền

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm