Hành vi ép giá bị xử phạt như thế nào năm 2023?

bởi Trúc Hà
Hành vi ép giá bị xử phạt như thế nào?

Xin chào Luật sư X, tôi năm nay 35 tuổi, hiện tại tôi đang làm việc tại TPHCM. Do sắp đến tết nguyên đán nên tôi có dự định mua một số hộp quà tết là hồng sâm để mang về quê biếu gia đình và người thân. Tuy nhiên, sau khi đi hỏi giá ở một vài cửa hàng thì tôi thấy họ bán giá cao hơn giá thị trường rất nhiều mà tôi đã tham khảo trước đó và có tình trạng ép giá. Tôi cảm thấy tình trạng này không chỉ diễn ra ở một cửa hàng mà diễn ra ở nhiều nơi và với nhiều sản phẩm khác nhau, đặc biệt là sắp đến tết nguyên đán thì tình trạng này sẽ gây khó khăn cho người dân trong việc mua sắm. Cho tôi hỏi hành vi ép giá bị xử phạt như thế nào? Xin được tư vấn.

Chào bạn, cảm ơn vì câu hỏi của bạn và để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Căn cứ pháp lý

Thế nào là ép giá?

Ép giá là buộc bên mua hoặc bên bán chấp nhận cái giá cao hơn hay thấp hơn giá thị trường của loại hàng hóa đem bán. Là hiện tượng không bình thường trong mua bán, lợi dụng các yếu tố tâm lý trong tiêu dùng, lợi dụng những biến động bất thường của thị trường và sự mất cân đối trong quan hệ cung cầu, lợi dụng thế độc quyền trong hoạt động buôn bán, sự thiếu phương tiện kiểm tra chính xác dụng cụ đo lường và phẩm chất hàng hóa mà bên mua hoặc bên bán buộc nhau phải thừa nhận một mức giá không tương ứng với chủng loại và chất lượng của một thứ hàng hóa nào đó theo quy luật cung cầu trong thời gian và địa điểm nhất định.

Hành vi ép giá bị xử phạt như thế nào?

Hành vi ép giá có thể được coi là hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý. Theo đó, căn cứ quy định tại điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý như sau:

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá có tổng giá trị đến 50.000.000 đồng, đối với một trong những hành vi tăng giá sau:

  • Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
  • Tăng giá theo giá ghi trong Biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai hoặc có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị trên 500.000.000 đồng.

– Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý khi kiểm tra yếu tố hình thành giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điều này.

Hành vi ép giá bị xử phạt như thế nào?
Hành vi ép giá bị xử phạt như thế nào?

Đầu cơ hàng hóa tạo ra tình trạng khan hiếm để nâng giá bán bị xử phạt như thế nào?

Đối với hành vi đầu cơ hàng hóa, tạo ra tình trạng khan hiếm để nâng giá bán, thì tùy vào mức độ và tính chất của hành vi mà chủ thể thực hiện có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự:

Căn cứ Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt hành chính đối với hành vi nêu trên như sau:

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng nhằm bán lại thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

  • Hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá;
  • Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 1.000.000.000 đồng trở lên.

– Hình thức xử phạt bổ sung:

  • Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
  • Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
  • Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Mức phạt này được áp dụng đối với cá nhân, trường hợp chủ thể vi phạm là tổ chức thì mức phạt là gấp đôi mức phạt nêu trên, căn cứ điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP.

Ngoài ra nếu chủ thể thực hiện hành vi nêu trên thỏa mãn các cấu thành của Tội đầu cơ, thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Khi mà người này có hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp tại Điều 196 Bộ Luật Hình sự 2015.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Hành vi ép giá bị xử phạt như thế nào?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Ly hôn nhanh Bắc Giang, cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là gì?

Căn cứ khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sau:
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

Lợi dụng tình trạng khan hiếm để tăng giá bán có vi phạm pháp luật không?

Đối với trường hợp dựa vào tình trạng khan hiếm để tăng giá bán nếu thuộc một trong những trường hợp lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường, lợi dụng chính sách của Nhà nước, thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 17 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định:
Hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.
Mức phạt này được áp dụng đối với cá nhân, còn đối với tổ chức mức phạt này là gấp đôi (căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 109/2013/NĐ-CP).

Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá?

Căn cứ theo quy định tại điều 42 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá như sau:
– Chánh Thanh tra Bộ Tài chính có thẩm quyền
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành giá có thẩm quyền
– Chánh Thanh tra Sở Tài chính có thẩm quyền
– Thanh tra viên, Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ và các chức danh tương đương có thẩm quyền
– Người có thẩm quyền của cơ quan quản lý thị trường quy định tại Điều 45 Luật xử lý vi phạm hành chính
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi thẩm quyền
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong phạm vi thẩm quyền

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm