Hồ sơ tạm ứng vốn đầu tư công ngân sách nhà nước 2023

bởi Nguyen Duy
Hồ sơ tạm ứng vốn đầu tư công ngân sách nhà nước năm 2023

Chào luật sư, tôi hiện đang thầu một công trình xây dựng công viên, đây là công trình thuộc vốn đầu tư nhà nước nhằm xây dựng công trình xã hội cho người dân sinh hoạt, giải trí. Tuy nhiên, do hiện nay giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao, mưa liên tiếp nhiều ngày dẫn đến cản trở thi công và thiếu hụt vốn. Cũng chính vì thế tôi muốn tạm ứng vốn đầu tư công ngân sách nhà nước. Vậy hồ sơ tạm ứng vốn đầu tư công ngân sách nhà nước 2023 ra sao? Xin được tư vấn.

Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Căn cứ pháp lý

Nguyên tắc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?

Nguyên tắc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước được quy định như sau:

(1) Đối với công việc thực hiện thông qua hợp đồng xây dựng

  • Việc tạm ứng vốn được thực hiện sau khi hợp đồng có hiệu lực và chủ đầu tư đã nhận được bảo lãnh tạm ứng hợp đồng của nhà thầu (đối với trường hợp phải có bảo lãnh tạm ứng) với giá trị tương đương của khoản tiền tạm ứng. Riêng đối với hợp đồng thi công xây dựng, trường hợp có giải phóng mặt bằng thì phải có kế hoạch giải phóng mặt bằng hoặc biên bản bàn giao mặt bằng (toàn bộ hoặc một phần) của tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng giao cho chủ đầu tư theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng, mức thu hồi tạm ứng từng lần, thời điểm thu hồi tạm ứng từng lần và các nội dung khác đảm bảo việc thu hồi tạm ứng do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu theo đúng quy định phải được ghi cụ thể trong hợp đồng và phải phù hợp với tiến độ đầu tư dự án, tiến độ thực hiện hợp đồng và khối lượng thực hiện theo từng năm. Mức vốn tạm ứng và số lần tạm ứng được phân định cụ thể theo từng năm phù hợp với tiến độ thực hiện hợp đồng trong năm tương ứng (nếu có).
  • Căn cứ vào nhu cầu tạm ứng vốn, chủ đầu tư có thể tạm ứng vốn một lần hoặc nhiều lần cho một hợp đồng đảm bảo tổng mức vốn tạm ứng không vượt mức vốn tạm ứng theo quy định của hợp đồng và không vượt mức vốn tạm ứng tối đa quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 99/2021/NĐ-CP.
  • Chủ đầu tư có trách nhiệm cùng với nhà thầu tính toán mức tạm ứng hợp lý và tuân thủ theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 99/2021/NĐ-CP, quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả và có trách nhiệm thu hồi đủ số vốn đã tạm ứng.

(2) Đối với công việc thực hiện không thông qua hợp đồng hoặc thực hiện thông qua hợp đồng của dự án không có cấu phần xây dựng

  • Đối với công việc thực hiện thông qua hợp đồng của dự án không có cấu phần xây dựng, việc tạm ứng vốn được thực hiện sau khi hợp đồng có hiệu lực và chủ đầu tư đã nhận được bảo lãnh tạm ứng hợp đồng của nhà thầu (đối với trường hợp phải có bảo lãnh tạm ứng) với giá trị tương đương của khoản tiền tạm ứng; mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng, mức thu hồi tạm ứng từng lần, thời điểm thu hồi tạm ứng từng lần và các nội dung khác đảm bảo việc thu hồi tạm ứng do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu theo đúng quy định phải được ghi cụ thể trong hợp đồng và phải phù hợp với tiến độ đầu tư dự án, tiến độ thực hiện hợp đồng và khối lượng thực hiện theo từng năm. Mức vốn tạm ứng và số lần tạm ứng được phân định cụ thể theo từng năm phù hợp với tiến độ thực hiện hợp đồng trong năm tương ứng (nếu có).
  • Đối với công việc thực hiện không thông qua hợp đồng, việc tạm ứng vốn được thực hiện sau khi dự toán chi phí thực hiện công việc hoặc phương án giải phóng mặt bằng được cấp có thẩm quyền phê duyệt và trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư.
  • Căn cứ vào nhu cầu tạm ứng vốn, chủ đầu tư có thể tạm ứng vốn một lần hoặc nhiều lần đảm bảo tổng mức vốn tạm ứng không vượt mức vốn tạm ứng tối đa quy định tại khoản 3 Điều này.
  • Chủ đầu tư có trách nhiệm cùng với nhà thầu tính toán mức tạm ứng hợp lý và tuân thủ theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 99/2021/NĐ-CP, quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả và có trách nhiệm thu hồi đủ số vốn đã tạm ứng theo quy định.

Hồ sơ tạm ứng vốn đầu tư công ngân sách nhà nước 2023

Hồ sơ tạm ứng vốn đầu tư công ngân sách nhà nước năm 2023

Hồ sơ pháp lý của nhiệm vụ, dự án (gửi lần đầu khi giao dịch với cơ quan kiểm soát, thanh toán hoặc khi có phát sinh, điều chỉnh, bổ sung):

– Đối với nhiệm vụ quy hoạch:

  • Kế hoạch đầu tư công hàng năm được cấp có thẩm quyền giao;
  • Quyết định hoặc văn bản giao nhiệm vụ quy hoạch của cấp có thẩm quyền, các quyết định hoặc văn bản điều chỉnh (nếu có);
  • Dự toán chi phí thực hiện nhiệm vụ quy hoạch hoặc dự toán từng hạng mục công việc thực hiện nhiệm vụ quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Quyết định hoặc văn bản phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Đấu thầu;
  • Văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép tự thực hiện đối với trường hợp tự thực hiện và chưa có trong quyết định hoặc văn bản giao nhiệm vụ quy hoạch của cấp có thẩm quyền;
  • Hợp đồng, bảo đảm thực hiện hợp đồng (đối với trường hợp hợp đồng quy định hiệu lực của hợp đồng bắt đầu từ khi nhà thầu nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng), phụ lục bổ sung hợp đồng trong trường hợp thay đổi các nội dung của hợp đồng (nếu có) hoặc văn bản giao việc hoặc hợp đồng giao khoán nội bộ (đối với trường hợp tự thực hiện).

– Đối với nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư:

  • Kế hoạch đầu tư công hàng năm được cấp có thẩm quyền giao;
  • Quyết định hoặc văn bản giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư của cấp có thẩm quyền (trừ trường hợp nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư đã có trong Quyết định phê duyệt dự án hoặc Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế – kỹ thuật), các quyết định hoặc văn bản điều chỉnh (nếu có);
  • Dự toán chi phí cho nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư hoặc dự toán từng hạng mục công việc thuộc nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Quyết định hoặc văn bản phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Đấu thầu;
  • Văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép tự thực hiện đối với trường hợp tự thực hiện và chưa có trong quyết định hoặc văn bản giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư của cấp có thẩm quyền;
  • Hợp đồng, bảo đảm thực hiện hợp đồng (đối với trường hợp hợp đồng quy định hiệu lực của hợp đồng bắt đầu từ khi nhà thầu nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng), phụ lục bổ sung hợp đồng trong trường hợp thay đổi các nội dung của hợp đồng (nếu có) hoặc văn bản giao việc hoặc hợp đồng giao khoán nội bộ (đối với trường hợp tự thực hiện).

– Đối với thực hiện dự án:

  • Kế hoạch đầu tư công hàng năm được cấp có thẩm quyền giao;
  • Quyết định phê duyệt dự án đầu tư (hoặc Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật) của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);
  • Quyết định hoặc văn bản phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Đấu thầu. Văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép tự thực hiện đối với trường hợp tự thực hiện và chưa có trong quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền;
  • Hợp đồng, bảo đảm thực hiện hợp đồng (đối với trường hợp hợp đồng quy định hiệu lực của hợp đồng bắt đầu từ khi nhà thầu nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng), phụ lục bổ sung hợp đồng trong trường hợp thay đổi các nội dung của hợp đồng (nếu có), thỏa thuận liên doanh, liên danh (trường hợp hợp đồng liên doanh, liên danh mà các thỏa thuận liên doanh, liên danh không quy định trong hợp đồng);
  • Văn bản giao việc hoặc hợp đồng giao khoán nội bộ đối với trường hợp tự thực hiện;
  • Văn bản phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng (trừ dự án chỉ phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật);
  • Dự toán chi phí cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, dự toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư;
  • Kế hoạch giải phóng mặt bằng hoặc biên bản bàn giao mặt bằng (một phần hoặc toàn bộ) theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng đối với hợp đồng thi công xây dựng có giải phóng mặt bằng.

Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 99/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ tạm ứng vốn (gửi theo từng lần đề nghị tạm ứng vốn), bao gồm:

  • Giấy đề nghị thanh toán vốn (Mẫu số 04.a/TT);
  • Chứng từ chuyển tiền (Mẫu số 05/TT);
  • Văn bản bảo lãnh tạm ứng hợp đồng (bản chính hoặc sao y bản chính theo quy định) đối với trường hợp phải có bảo lãnh tạm ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này.

Thu hồi tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước trong trường hợp nào?

Việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước được thực hiện theo các quy định của pháp luật về nguyên tắc tạm ứng, mức vốn tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng. Nguồn vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước tạm ứng nêu trên được thu hồi theo quy định cụ thể như sau:

Khoản 5 Điều 10 Nghị định 99/2021/NĐ-CP như sau:

(1) Vốn tạm ứng được thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng, mức thu hồi từng lần do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu, được quy định cụ thể trong hợp đồng và đảm bảo thu hồi hết khi giá trị giải ngân đạt 80% giá trị hợp đồng (trừ trường hợp được người có thẩm quyền cho tạm ứng ở mức cao hơn).

(2) Đối với công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: sau khi chi trả cho người thụ hưởng, chủ đầu tư tập hợp chứng từ, làm thủ tục thanh toán và thu hồi tạm ứng trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày chi trả cho người thụ hưởng, không chờ đến khi hoàn thành toàn bộ phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mới làm thủ tục thu hồi vốn tạm ứng.

Đối với chi phí cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, cơ quan kiểm soát, thanh toán căn cứ vào quyết toán chi phí cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm thủ tục thu hồi vốn tạm ứng.

(3) Đối với chi phí quản lý dự án: chủ đầu tư lập bảng kê giá trị khối lượng công việc hoàn thành (có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư) gửi cơ quan kiểm soát, thanh toán làm thủ tục thu hồi vốn tạm ứng. Chủ đầu tư không phải gửi chứng từ chi, hóa đơn mua sắm đến cơ quan kiểm soát, thanh toán và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng và giá trị đề nghị thanh toán theo dự toán được duyệt.

Trường hợp ban quản lý dự án, chủ đầu tư trực tiếp quản lý nhiều dự án, định kỳ hàng quý hoặc 06 tháng và hết năm kế hoạch, chủ đầu tư phân bổ chi phí quản lý dự án (khối lượng công việc hoàn thành theo dự toán) cho từng dự án gửi cơ quan kiểm soát, thanh toán làm thủ tục thu hồi vốn tạm ứng (Mẫu số 11/QLDA).

(4) Đối với hợp đồng mua sắm máy móc, thiết bị: căn cứ vào hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu, đảm bảo thu hồi hết khi khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Hồ sơ tạm ứng vốn đầu tư công ngân sách nhà nước năm 2023“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý như Dịch vụ luật sư Bắc Giang cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn tạm ứng vốn đầu tư công ngân sách nhà nước là bao lâu?

Vốn kế hoạch hàng năm của dự án được tạm ứng đến hết ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch (trừ trường hợp tạm ứng để thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì được thực hiện đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau năm kế hoạch).

Cách thức thực hiện thủ tục nộp tiền vào ngân sách nhà nước gồm những gì?

Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 Nghị định 11/2020/NĐ-CP quy định thủ tục nộp tiền vào ngân sách nhà nước như sau:
Tên thủ tục hành chính: Thủ tục nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
Cách thức thực hiện:
a) Nộp ngân sách nhà nước theo phương thức nộp trực tiếp tại trụ sở Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan thu hoặc ngân hàng.
b) Nộp ngân sách nhà nước theo phương thức điện tử.

Trình tự thực hiện đối với trường hợp nộp ngân sách nhà nước theo phương thức nộp trực tiếp ra sao?

Theo Khoản 3 Điều 4 Nghị định 11/2020/NĐ-CP quy định trình tự thực hiện đối với trường hợp nộp ngân sách nhà nước theo phương thức nộp trực tiếp như sau:
Trình tự thực hiện đối với trường hợp nộp ngân sách nhà nước theo phương thức nộp trực tiếp.
a) Người nộp ngân sách nhà nước lập chứng từ nộp ngân sách nhà nước hoặc gửi trực tiếp các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc yêu cầu nộp tiền vào ngân sách nhà nước tới Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng hoặc cơ quan thu để làm thủ tục nộp ngân sách nhà nước.
b) Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan thu nơi người nộp làm thủ tục nộp ngân sách nhà nước kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ trên chứng từ nộp ngân sách nhà nước hoặc các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc yêu cầu người nộp ngân sách nhà nước nộp tiền vào ngân sách nhà nước, số dư tài khoản của người nộp ngân sách nhà nước (nếu có). Sau đó, làm thủ tục thu tiền mặt từ người nộp hoặc thu tiền qua các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt mà người nộp sử dụng để nộp ngân sách nhà nước; đồng thời, cấp chứng từ nộp ngân sách nhà nước cho người nộp ngân sách nhà nước.
Ngân hàng nơi người nộp làm thủ tục nộp ngân sách nhà nước kiểm tra thông tin về số dư tài khoản (trường hợp trích tài khoản của người nộp ngân sách nhà nước). Sau đó, làm thủ tục thu tiền mặt từ người nộp hoặc thu qua các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt mà người nộp sử dụng để nộp ngân sách nhà nước; đồng thời, cấp chứng từ nộp ngân sách nhà nước cho người nộp ngân sách nhà nước.
c) Trường hợp số dư tài khoản của người nộp không đủ để trích nộp ngân sách nhà nước, Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng hoặc cơ quan thu (nơi người nộp làm thủ tục nộp ngân sách nhà nước) thông báo người nộp ngân sách nhà nước lập lại chứng từ nộp ngân sách nhà nước để thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo trình tự nêu trên.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm