Hồ sơ xét miễn nhiệm công chức lãnh đạo năm 2023

bởi Nguyen Duy
Hồ sơ xét miễn nhiệm công chức lãnh đạo năm 2023

Xin chào Luật sư, tôi làm công chức tại huyện đã lâu, nhưng do hiện nay sức khỏe đã yếu và gần về hưu, nhận thấy không còn đủ sức để tiếp tục ở vị trí lãnh đạo vì thế tôi muốn được xét miễn nhiệm chức vụ. Vậy hồ sơ xét miễn nhiệm công chức lãnh đạo năm 2023 như thế nào? Thủ tục xét miễn nhiệm công chức lãnh đạo ra sao? Mong được giải đáp.

Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 138/2020/NĐ-CP

Các trường hợp cán bộ miễn nhiệm

Căn cứ vào khoản 3, điều 29 luật cán bộ công chức 2008 thì cán bộ khi thực hiện nhiệm vụ 2 năm liên tiếp không hoàn thành thì bị miễn nhiệm, theo đó thì sẽ có các trường hợp miễn nhiệm như sau, cụ thể là:

– Trường hợp miễn nhiệm do cán bộ, công chức theo quy định tại điều 30, luật cán bộ, công chức)

  • Cá nhân không đủ sức khỏe
  • Cá nhân đó không đủ năng lực và uy tín để đảm nhiệm chức vụ vị trí hiện tại
  • Theo yêu cầu của nhiệm vụ
  • Hoặc vì lý do khác (hoàn cảnh gia đình, môi trường làm việc không phù hợp,…)

– Trường hợp miễn nhiệm đối với công chức ( quy định tại khoản 1, điều 66 nghị định 138/2020/NĐ-CP) thì các trường hợp miễn nhiệm bao gồm:

  • Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
  • Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;
  • Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm;
  • Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;
  • Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.

– Lưu ý:

  • Công chức lãnh đạo, quản lý nếu miễn nhiệm nhưng chưa được đồng ý từ cấp có thẩm quyền đồng ý thì vẫn phải tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn hiện tại
  • Công chức lãnh đạo, quản lý được bố trí công tác công việc phù hợp với trình độ, chuyên môn sau khi miễn nhiệm
  • Các trình tự, thủ tục cũng như thẩm quyền về việc xem xét và quyết định miễn nhiệm là công chức lãnh đạo, quản lý sẽ thực hiện đúng theo quy định pháp luật, cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

– Sau khi công chức miễn nhiệm thì chế độ và chính sách đối với công chức miễn nhiệm sẽ được giải quyết như sau: (điều 68, nghị định 138/2020/NĐ-CP)

” 1. Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi có quyết định từ chức được bố trí công tác phù hợp với năng lực, sở trường, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo phù hợp với vị trí việc làm; được bảo lưu phụ cấp chức vụ theo quy định hiện hành đến hết thời hạn giữ chức vụ.

  1. Công chức lãnh đạo, quản lý bị miễn nhiệm không được hưởng phụ cấp chức vụ kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm.
  2. Sau khi từ chức, miễn nhiệm nếu công chức tự nguyện xin nghỉ hưu, nghỉ việc thì được giải quyết theo quy định hiện hành.
  3. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công chức:a) Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý thực hiện theo quy định của Đảng, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo;b) Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo thì các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thi hành quyết định miễn nhiệm của cấp có thẩm quyền;c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có đủ cơ sở kết luận việc miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý là sai thì cấp có thẩm quyền phải có quyết định bố trí lại chức vụ và giải quyết các quyền lợi hợp pháp liên quan đến chức vụ cũ của công chức.”

Hồ sơ xét miễn nhiệm công chức lãnh đạo

Hồ sơ xét miễn nhiệm công chức lãnh đạo năm 2023
Hồ sơ xét miễn nhiệm công chức lãnh đạo năm 2023

Điều 67 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về thành phần hồ sơ xem xét miễn nhiệm công chức như sau:

Hồ sơ xem xét cho từ chức, miễn nhiệm

  1. Tờ trình của cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ.
  2. Các văn bản có liên quan: Quyết định, văn bản kết luận, ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, đơn đề nghị của công chức.
  3. Biên bản hội nghị và biên bản kiểm phiếu.
    Theo đó, hồ sơ xem xét miễn nhiệm công chức lãnh đạo gồm có:
  • Tờ trình của cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ.
  • Các văn bản có liên quan: Quyết định, văn bản kết luận, ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, đơn đề nghị của công chức.
  • Biên bản hội nghị và biên bản kiểm phiếu.

Như vậy, để công chức được xét miễn nhiệm công chức lãnh đạo cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định để tiến hành làm thủ tục xét duyệt.

Thủ tục xem xét miễn nhiệm công chức lãnh đạo được thực hiện như thế nào?

Khoản 2 Điều 66 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục miễn nhiệm công chức lãnh đạo như sau:

Miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý

  1. Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý:
    a) Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng cơ quan trực tiếp sử dụng công chức hoặc cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
    b) Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc miễn nhiệm, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm đối với công chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định.
  2. Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi bị miễn nhiệm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức bố trí công tác phù hợp; công chức có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền. Trường hợp công chức bị miễn nhiệm do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tiếp thì cơ quan có thẩm quyền cho thôi việc theo quy định của pháp luật.
    Theo đó, việc miễn nhiệm công chức được thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, người đứng cơ quan trực tiếp sử dụng công chức hoặc cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;

Bước 2: Trong 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc miễn nhiệm, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín.

Việc quyết định miễn nhiệm đối với công chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hồ sơ xét miễn nhiệm công chức lãnh đạo năm 2023” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Thủ tục hủy bỏ di chúc đã lập. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Công chức bị miễn nhiệm có được hưởng phụ cấp chức vụ không?

Khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 68 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về chế độ,chính sách đối với công chức bị miễn nhiệm như sau:
Chế độ, chính sách đối với công chức từ chức, miễn nhiệm và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến miễn nhiệm đối với công chức
Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi có quyết định từ chức được bố trí công tác phù hợp với năng lực, sở trường, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo phù hợp với vị trí việc làm; được bảo lưu phụ cấp chức vụ theo quy định hiện hành đến hết thời hạn giữ chức vụ.
Công chức lãnh đạo, quản lý bị miễn nhiệm không được hưởng phụ cấp chức vụ kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm.
Sau khi từ chức, miễn nhiệm nếu công chức tự nguyện xin nghỉ hưu, nghỉ việc thì được giải quyết theo quy định hiện hành.
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công chức:
a) Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý thực hiện theo quy định của Đảng, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo;
b) Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo thì các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thi hành quyết định miễn nhiệm của cấp có thẩm quyền;
c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có đủ cơ sở kết luận việc miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý là sai thì cấp có thẩm quyền phải có quyết định bố trí lại chức vụ và giải quyết các quyền lợi hợp pháp liên quan đến chức vụ cũ của công chức.
Theo quy định nêu trên, công chức lãnh đạo bị miễn nhiệm không được hưởng phụ cấp chức vụ kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm.
Sau khi miễn nhiệm nếu công chức tự nguyện xin nghỉ hưu, nghỉ việc thì được giải quyết theo quy định hiện hành.

Căn cứ xem xét miễn nhiễm đối với công chức lãnh đạo, quản lý?

Việc xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, khoản 1 Điều 30 Luật Cán bộ, công chức 2008 sửa đổi 2019 như sau:
Không đủ sức khỏe;
Không đủ năng lực, uy tín;
Theo yêu cầu nhiệm vụ;
Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;
Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm;
Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;
Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.

Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý?

Tại khoản 2 Điều 66 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về quy trình xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý như sau:
Giai đoạn 1: Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo Mục 2.2 người đứng đầu cơ quan trực tiếp sử dụng công chức hoặc cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
Giai đoạn 2: Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc miễn nhiệm, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm đối với công chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định.
Giai đoạn 3: Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi bị miễn nhiệm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức bố trí công tác phù hợp;
Công chức có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền. Trường hợp công chức bị miễn nhiệm do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tiếp thì cơ quan có thẩm quyền cho thôi việc theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm