Hợp đồng trong biên chế của giáo viên là gì?

bởi Thanh Thủy
Hợp đồng trong biên chế của giáo viên là gì

Khái niệm biên chế có lẽ đã không còn xa lạ gì đối với người dân nước ta, khi mà đây là thuật ngữ được dùng để chỉ việc người cán bộ, công chức hay viên chức, đặc biệt là giáo viên được tuyển dụng và làm việc chính thức tại một cơ quan hay đơn vị nào đó thuộc Nhà nước. Vậy nên ước mơ vào biên chế là ước mơ của rất nhiều người hiện nay. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng được vào biên chế, mà trong một số trường hợp khi chưa tuyển dụng được các chỉ tiêu biên chế thì cơ quan sẽ quyết định ký hợp đồng trong biên chế với người lao động. Vậy thì ” Hợp đồng trong biên chế của giáo viên là gì”?. Hãy cùng LSX tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Quy định về biên chế giáo viên

Hiện nay mọi người dân đều hiểu rằng vấn đề biên chế luôn được đặt ra với các đối tượng là cán bộ, công chức và viên chức. Theo đó thì biên chế giáo viên sẽ được hiểu là biên chế của nhóm đối tượng là viên chức. Sau đây mời các bạn hãy cùng tìm hiểu rõ về biên chế giáo viên nhé.

Theo đó, viên chức là các đối tượng được định nghĩa tại Điều 2 Luật Viên chức năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2019:

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Như vậy, không giống cán bộ, công chức có chế độ biên chế mà viên chức nói chung và giáo viên nói riêng không có chế độ biên chế. Việc gọi biên chế giáo viên chỉ là cách để mọi người gọi giáo viên là viên chức ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn với đơn vị sự nghiệp công lập.

Ngoài ra, trước đây chỉ có khoản 2 Điều 2 Nghị định 71/2003/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) có đề cập đến biên chế sự nghiệp:

Biên chế sự nghiệp là số người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước về giáo dục và đào tạo, khoa học, y tế, văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao và các đơn vị sự nghiệp khác do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước hoặc để thực hiện một số dịch vụ công của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, hiện nay, văn bản này đã hết hiệu lực và văn bản thay thế không còn đề cập đến vấn đề này nữa.

Do đó, căn cứ các quy định trên, có thể hiểu biên chế của giáo viên là chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được ký kết giữa giáo viên là viên chức và đơn vị sự nghiệp công lập.

Đặc biệt, theo quy định hiện nay, không phải giáo viên là viên chức nào cũng được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn. Đồng nghĩa, không phải giáo viên nào cũng được hưởng “biên chế suốt đời”.

Theo Điều 25 Luật viên chức 2010 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về các loại hợp đồng làm việc của viên chức như sau:

Các loại hợp đồng làm việc

1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.
Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ 01/7/2020, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.

2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020;
b) Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 của Luật này;
c) Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.”

Như vậy, sẽ có 03 đối tượng giáo viên được hưởng chế độ biên chế như sau:

(1) Giáo viên được tuyển theo chế độ viên chức trước ngày 01/7/2020;

(2) Là cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định;

(3) Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Hợp đồng trong biên chế của giáo viên là gì

Hợp đồng trong biên chế của giáo viên là gì?

Pháp luật lao động hiện nay không có quy định nào giải thích khái niệm cũng như quy định về loại hợp đồng trong biên chế nào. Trên thực tế thì ta có thể hiểu hợp đồng trong biên chế là cách thường gọi để chỉ các trường hợp các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập ký kết hợp đồng làm việc đối với người không phải là công chức, viên chức Nhà nước.

Theo đó, hợp đồng lao động trong biên chế là những lao động làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội… không phải là công chức, viên chức Nhà nước nhưng được Các Cơ Quan này ký kết hợp đồng lao động để làm việc. Theo đó, mặc dù cùng làm chung trong một cơ quan, nhưng những người là cán bộ, công chức nhà nước thì được hiểu là trong biên chế, và những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và không phải công chức, viên chức thì được hiểu là ngoài biên chế được điều chỉnh theo pháp luật lao động. 

Trường hợp nào bị tinh giản biên chế?

Với rất nhiều người hiện nay thì việc được tuyển dụng vào làm việc và được vào biên chế trong các cơ quan hành chính nhà nước hay tại các đơn vị sự nghiệp công lập là điều an toàn, bởi đây là công việc ổn định và lâu dài, ngoài ra đến khi nghỉ hưu thì sẽ được nhận chế độ lương hưu hay một khoản phụ cấp ổn định. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều trường hợp bị tinh giản biên chế.

Theo quy định hiện hành, các đối tượng bị đưa ra khỏi biên chế là người dôi dư; không đáp ứng được yêu cầu công việc của vị trí việc làm; cơ quan, đơn vị không thể bố trí, sắp xếp công tác khác và những người này sẽ được giải quyết chế độ, chính sách tương ứng.

Theo Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP, người bị tinh giản biên chế gồm:

– Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tài chính.

– Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm nhưng đơn vị không bố trí được việc làm khác.

– Chưa đạt trình độ đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm nhưng không có vị trí khác thay thế và không thể đào tạo để chuẩn hóa chuyên môn, nghiệp vụ hoặc tự nguyện tinh giản, được cơ quan đồng ý khi cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác.

– Có chuyên môn không phù hợp với vị trí đang làm việc nên không hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng không thể bố trí việc làm khác hoặc tự nguyện tinh giản, được cơ quan đồng ý khi trước đó được bố trí việc làm khác.

– Có hai năm liên tiếp tại thời điểm xét tinh giản biên chế mà:

+ Có một năm xếp loại hoàn thành nhiệm vụ, một năm không hoàn thành nhiệm vụ, không thể bố trí việc làm phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề nhưng tự nguyện tinh giản và được đồng ý.

+ Có một năm xếp loại hoàn thành, một năm không hoàn thành nhưng không bố trí được việc khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề nhưng tự nguyện tinh giản và được đồng ý.

+ Từng năm có tổng số ngày nghỉ bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ ốm đau tối đa, có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh và cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc năm trước liền kề có hai điều kiện này nhưng cá nhân tự nguyện tinh giản và được cơ quan đồng ý.

– Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ do sắp xếp tổ chức bộ máy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tự nguyện tinh giản và được đồng ý…

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

LSX tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sư đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Hợp đồng trong biên chế của giáo viên là gì” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết cũng như nhu cầu sử dụng dịch vụ liên quan tới tư vấn pháp lý về thủ tục đăng ký bảo hộ logo một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Giáo viên hưởng chế độ biên chế suốt đời thế nào?

Hiện, giáo viên vẫn đang được ký một trong hai loại hợp đồng làm việc là không xác định thời hạn và xác định thời hạn. Trong đó, để được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn (hưởng biên chế), giáo viên phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Giáo viên đã được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020 nhưng chưa ký hợp đồng không xác định thời hạn thì thực hiện tiếp hợp đồng xác định thời hạn đã ký kết. Sau khi kết thúc loại hợp đồng này, nếu đáp ứng các điều kiện các yêu cầu của vị trí việc làm đã tuyển dụng thì được ký hợp đồng làm việc không xác định làm việc.
– Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức khi đáp ứng các điều kiện được tuyển dụng của viên chức; đang là công chức cấp xã có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đại học trở lên phù hợp vị trí cần tuyển và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc…
– Người được tuyển dụng làm viên chức tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Trường hợp nào giáo viên được hưởng biên chế suốt đời?

Theo khoản 2 Điều 25 Luật viên chức 2010, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định rõ 3 trường hợp vẫn được ký hợp đồng dài hạn, tức là vẫn được hưởng chính sách “viên chức suốt đời”.
Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
– Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;
– Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 Luật viên chức 2010 được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019;
– Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Như vậy, giáo viên đã được tuyển dụng trước 1.7.2020 vẫn sẽ được hưởng “viên chức suốt đời”. Ngoài ra, những giáo viên tuyển dụng sau 1.7.2020 nhưng công tác ở các vùng khó khăn cũng vẫn được hưởng chính sách này.
Còn giáo viên mới được tuyển dụng từ ngày 1.7.2020 thì đều phải ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 60 tháng. Như vậy, sẽ không còn chế độ biên chế với những giáo viên này, sự ổn định suốt đời đã không còn nữa.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm