Hướng dẫn đăng ký nộp thuế điện tử theo quy định pháp luật 2023

bởi Hoàng Yến
Hướng dẫn đăng ký nộp thuế điện tử theo quy định pháp luật 2023

Khi tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội, công dân có quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của hệ thống pháp luật nhà nước. Để giảm bớt các thủ tục giấy tờ, tiết kiệm thời gian và đảm bảo công tác quản lý hiệu quả. Nhà nước đã ban hành chính sách đăng ký nộp thuế với hình thức điện tử. Vậy từng bước thao tác như thế nào khi đăng ký nộp thuế điện tử, là câu hỏi của rất nhiều người.
Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp ngay câu hỏi trên cũng như hướng dẫn cách thức thực hiện đăng ký nộp thuế điện tử theo quy định pháp luật 2023. Mời quý độc giả đón xem ngay.

Căn cứ pháp lý

  • Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2016

Thuế điện tử là gì? 

Thuế điện tử (eTax) được biết đến là hệ thống khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế qua mạng. Hệ thống này được Tổng cục Thuế triển khai từ năm 2016 nhằm giải quyết sự phức tạp, rắc rối khi người nộp thuế phải khai và nộp thuế trực tiếp cho cơ quan thuế.

Ngoài ra, hệ thống điều khiển điện tử còn có các tính năng khác giúp các công ty hoạt động hiệu quả hơn.

  • Kiểm tra nghĩa vụ thuế của bạn
  • Tìm các khoản thuế chưa nộp
  • Tìm hiểu các yêu cầu nộp thuế
  • Hỏi và đáp về kê khai thuế

Đối tượng đăng ký thuế gồm những đối tượng nào?

Đối tượng đăng ký thuế gồm những đối tượng được pháp luật quy định tại Điều 21 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2016 hợp nhất Luật quản lý thuế do Văn phòng Quốc hội ban hành như sau:

  • Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh.
  • Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân.
  • Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay.
  • Tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật về thuế.

Đăng ký thuế là việc các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thuế thực hiện việc thực hiện các thủ tục để nhằm hoàn thành nghĩa vụ thuế cho nhà nước. Đăng ký thuế có thể được thực hiện bằng các phương pháp như đăng ký trực tiếp tại các cơ quan quản lý thuế trực tiếp của người nộp thuế, hoặc bằng phương pháp gián tiếp đăng ký thuế điện tử.

Đối tượng đăng ký thuế theo quy định của pháp luật gồm những đôi tượng như: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh. Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay.

Điều kiện đăng ký thuế điện tử

Để đăng ký nộp thuế điện tử tổ chức cần đáp ứng đủ 5 điều kiện sau đây:

  • Là tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động và đã được cấp mã số thuế (MST) hoặc mã số doanh nghiệp (MSDN)
  • Có chứng thư số được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và hiện vẫn còn hiệu lực
  • Có kết nối mạng Internet, địa chỉ thư điện tử liên lạc ổn định với cơ quan thuế
  • Đang thực hiện khai thuế điện tử trên cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế
  • Có 1 tài khoản tại ngân hàng thương mại (NHTM)

Lưu ý, tài khoản NHTM đó phải là của ngân hàng có phối hợp với Tổng cục Thuế cung cấp dịch vụ, thuộc địa bàn quản lý của các cục thuế, chi cục thuế trên toàn quốc.

Hướng dẫn đăng ký nộp thuế điện tử theo quy định pháp luật 2023

Hướng dẫn đăng ký nộp thuế điện tử theo quy định pháp luật 2023

Hướng dẫn đăng ký nộp thuế điện tử theo quy định pháp luật 2023

Để đăng ký tài khoản ngân hàng trên trang thuế điện tử, người nộp thuế cần thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Truy cập vào website của Tổng cục Thuế tại địa chỉ: https://thuedientu.gdt.gov.vn/, cắm chữ ký số vào máy tính.

Trên giao diện chính của trang, người nộp thuế kích chọn vào ô “DOANH NGHIỆP” nếu đăng ký tài khoản doanh nghiệp, Chọn “CÁ NHÂN “ nếu đăng ký tài khoản cá nhân.

Bước 2: Đăng nhập hệ thống bằng tài khoản thuế quản lý MST-QL/ql => Điền mật khẩu => Đối tượng là “Người nộp thuế” -> Điền “Mã xác nhận” -> Click “Đăng nhập”.

Lưu ý: Có 03 dạng Tài khoản đăng nhập (TK chữ ký số – Token) đều cùng 01 mật khẩu:

– MST: Tài khoản để nộp các Tờ khai (Không nộp được Tiền thuế)

– MST-NT: Tài khoản để nộp Tiền thuế (Không nộp được Tờ khai)

– MST-QL: Tài khoản quản lý 02 TK trên, có thể cấp quyền cho 2 tài khoản trên và cũng nộp được Tờ khai + Tiền thuế.

Bước 3: Thực hiện đăng ký bổ sung ngân hàng

Sau khi đăng nhập tài khoản thành công, chọn “Quản lý thông tin” => Chọn “Thay đổi thông tin dịch vụ” => Dịch vụ nộp thuế điện tử => Đăng ký bổ sung ngân hàng

Tiếp theo, người nộp thuế chọn “Tên ngân hàng” => Click chọn “Tiếp tục”

– Sau đó, điền các thông tin “Tên chủ tài khoản” => “Số tài khoản” => Click chọn “Tiếp tục”.

– Chọn “Ký và gửi” => Điền mã Pin => “Chấp nhận” => Ký và gửi thành công

Bước 4:  Chọn và tải mẫu đăng ký sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử đúng với tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp.

Sau đó, in ra bổ sung thông tin => Ký và đóng dấu => Nộp cơ ngân hàng doanh nghiệp mở tài khoản => Đợi kết quả.

Nếu nộp thành công, số tài khoản sẽ hiện ra trong mục “Nộp thuế”, tức là doanh nghiệp đã có thể thực hiện nộp thuế điện tử.

Cách nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

Sau khi đã đăng ký nộp thuế điện tử, để nộp thuế điện tử, người nộp thuế thực hiện như sau:

Bước 1: Truy cập vào mục “Nộp thuế” => “Lập giấy nộp tiền” => Chọn “Loại tiền” VND/USD => Chọn tên ngân hàng, số tài khoản => Chọn thông tin cơ quan quản lý thu.

Bước 2: Chọn thông tin Kho bạc => Chọn Ngân hàng của kho bạc => Chọn “Loại thuế” => Chọn “Kỳ tính thuế” => Chọn “mục thuế”.

Bước 3: Chọn mục cần nộp => Chọn “Tra cứu” và chọn tiểu mục phù hợp.

Bước 4: Điền số tiền thuế mà doanh nghiệp phải nộp, chọn “Hoàn thành”.

Bước 5: Sau đó kiểm tra kỹ lại các thông tin trên giấy nộp tiền, nếu hiển thị đúng => chọn  “Ký và nộp” => Nhập mã pin và đợi xác nhận đã ký thành công.

Bước 6: Tiếp theo, chọn “Nộp Thuế” => “Tra cứu giấy nộp tiền” => Điền “Ngày lập giấy nộp tiền” => Chọn “Tra cứu” => Nếu xuất hiện trạng thái hiển thị “Nộp thuế thành công” là đã hoàn thành.

Như vậy, đây là cách để đăng ký nộp thuế điện tử và có thể bắt đầu nộp thuế điện tử.

Nộp thuế điện tử vào ngày nghỉ có được không?

Hoàn toàn có thể nộp thuế điện tử vào ngày nghỉ, đây là một trong những lợi ích dễ thấy của việc nộp thuế điện tử. Người nộp thuế có thể nộp thuế bất kỳ thời điểm nào trong ngày, có thể nộp vào ngày nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, Tết.

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư số 19/2021/TT-BTC quy định như sau:

Điều 8. Cách xác định thời gian nộp hồ sơ thuế điện tử, nộp thuế điện tử của người nộp thuế và thời gian cơ quan thuế gửi thông báo, quyết định, văn bản cho người nộp thuế

1. Thời gian nộp hồ sơ thuế điện tử, nộp thuế điện tử

a) Người nộp thuế được thực hiện các giao dịch thuế điện tử 24 giờ trong ngày (kể từ 00:00:00 giờ đến 23:59:59 giờ) và 7 ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ và ngày Tết. Thời gian người nộp thuế nộp hồ sơ được xác định là trong ngày nếu hồ sơ được ký gửi thành công trong khoảng thời gian từ 00:00:00 giờ đến 23:59:59 giờ của ngày.

Theo đó, người nộp thuế có thể nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế vào các ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ, ngày Tết và có thể nộp 24h/24h trong ngày.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Hướng dẫn đăng ký nộp thuế điện tử theo quy định năm 2023″ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Trình tự cho vay tín chấp, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Khai, nộp thuế điện tử có bắt buộc hay không?

Theo khoản 10, điều 17, Luật quản lý thuế 2019:
“Điều 17. Trách nhiệm của người nộp thuế

10. Người nộp thuế thực hiện hoạt động kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật.”
 ⇒ Như vậy việc nộp thuế điện tử đã được quy định rõ trong Luật Quản lý thuế. Người nộp thuế đang kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin thì bắt buộc phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử.
Đồng thời, căn cứ công văn 16132/BTC-TCT về việc đẩy mạnh triển khai chương trình Nộp thuế điện tử, ban hành ngày 02/11/2015. Doanh nghiệp thực hiện NTĐT theo chỉ đạo tại Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ, Bộ Tài chính đề nghị UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, chỉ đạo công tác triển khai nộp thuế điện tử như sau:
“1. Chỉ đạo UBND quận, huyện và các Sở, Ban, Ngành trên địa bàn yêu cầu doanh nghiệp thuộc phạm vi đơn vị quản lý phải thực hiện nộp thuế điện tử.
2. Chỉ đạo, giám sát, hỗ trợ cơ quan Thuế và các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tuyên truyền, phối hợp triển khai nộp thuế điện tử cho doanh nghiệp. Chỉ đạo Ngân hàng thương mại từ tháng 12/2015 chỉ chấp nhận nộp tiền thuế bằng hình thức điện tử.
3. Giao Sở Thông tin & Truyền thông làm đầu mối kiểm tra, giám sát việc phối hợp triển khai chương trình Nộp thuế điện tử giữa các đơn vị và có báo cáo kết quả hàng tháng gửi tới UBND tỉnh/thành phố.”
⇒ Theo công văn số 16132/BTC-TCT dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài chính kể từ tháng 12/2015 các Ngân hàng thương mại chỉ chấp nhận nộp thuế bằng hình thức điện tử. Như vậy, nộp thuế điện tử hiện nay là bắt buộc.

Lợi ích của nộp thuế điện tử như thế nào?

Lợi ích đối với người nộp thuế
Giúp tiết kiệm được thời gian: quý khách không cần đến trực tiếp cơ quan thuế để thực hiện giao dịch
Tiết kiệm chi phí: đơn giản các thủ tục, các loại giấy tờ khi nộp thuế điện tử
Linh động về mặt thời gian: nộp thuế 24/7, kể cả ngày nghỉ/lễ, được Ngân hàng thương mại (NHTM) xác nhận kết quả giao dịch ngay khi gửi giấy nộp tiền (GNT).
Được sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng (GTGT) khác của ngân hàng thương mại
Có thể truy cập cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế để xem, tải các thông báo, in, giấy điện tử nộp thuế đã nộp.
Lợi ích đối với Cơ quan thuế
Tiết kiệm được nguồn nhân lực: nhân lực được tối ưu một cách hiệu quả nhất, hiệu suất công việc được nâng cao, nhờ đơn giản các quy trình thu nộp thuế.
Công tác quản lý được thực hiện dễ dàng hơn: Tiền nong được chuyển chính xác, hạn chế tối đa việc nhầm lẫn hay các rủi ro khác.
Kiểm soát được chính xác thời gian nộp thuế: Hạn chế được tình trạng phạt nhầm doanh nghiệp sau khi đã nộp thuế
Tăng mức độ hài lòng của cộng đồng doanh nghiệp
Lợi ích đối với các ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là đơn vị trung gian giữa người nộp thuế và cơ quan thuế. Từ đó ngân hàng thương mại thu được khá nhiều lợi ích
Thu hút được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng
Phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ
Thu được lợi nhuận từ giao dịch chuyển tiền
Hạn chế được những sai sót như khi thực hiện giao dịch trực tiếp
Hiện nay, để thuận tiện cho người nộp thuế và cơ quan thuế, các ngân hàng thương mại đã phối hợp liên kết với cơ quan thuế nhằm tối ưu hóa việc nộp thuế điện tử ở bất cứ ngân hàng nào người nộp thuế sử dụng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm