Khái niệm tham nhũng theo quy định

bởi Hữu Duy
Khái niệm tham nhũng

Tham nhũng và chống tham nhũng là hiện tượng tiêu cực của xã hội đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử loài người. Tham nhũng ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, sự phát triển văn hóa xã hội cũng như hủy hoại đạo đức của con người. Nhiều quốc gia đã đầu tư rất nhiều vào việc tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng. Tuy nhiên, hiệu quả còn chưa cao. Đấu tranh phòng chống tham nhũng là một cuộc chiến lâu dài và cần phải có những hướng đi quyết liệt.

Sau đây hãy cùng Luật sư X tìm hiểu đôi nét về tham nhũng nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật phòng chống tham nhũng 2018

Khái niệm tham nhũng

Khái niệm tham nhũng hiện nay có thể được hiểu là “Việc lạm dụng quyền lực được trao để trục lợi cá nhân. Dạng phổ biến nhất của tham nhũng là hối lộ, được định nghĩa là việc đưa hoặc nhận tiền, quà tặng hoặc các lợi ích khác để làm điều gì đó không trung thực, bất hợp pháp hoặc làm tổn hại niềm tin trong quá trình kinh doanh”.

Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng (UNCAC) cũng đưa ra quy định nghiêm cấm các hành vi như đưa hối lộ, nhận hối lộ, tham ô, gây ảnh hhưởng, lạm dụng quyền hạn, làm giàu bất chính của các quan chức và các hành vi đưa hối lộ, nhận hối lộ, tham ô và các hành vi chiếm đoạt khác trong khu vực tư nhân. UNCAC khuyến nghị các quốc gia thành viên quy định là tội phạm đối với những hành vi này, mặc dù không đòi hỏi sự thống nhất về tên gọi và các dấu hiệu cấu thành hành vi vi phạm.

Khái niệm tham nhũng theo Luật phòng chống tham nhũng 2018

Khái niệm tham nhũng theo quy định
Hình minh họa

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng 2018, ta có khái niệm về tham nhũng như sau:

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

Như vậy, khái niệm tham nhũng theo Luật phòng chống tham nhũng 2018 được hiểu là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước và trong khu vực ngoài nhà nước được quy định rất rõ, trong đó có 12 hành vi tham nhũng liên quan tới khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện và quy định 03 hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện gồm tham ô tài sản; nhận hối lộ; đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

Có thể thấy rằng, thực trạng tham nhũng ở nước ta là khá phổ biến, xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi. Ở đâu có vấn đề liên quan đến mối quan hệ về lợi ích vật chất và tinh thần thì ở đó đều xảy ra tham nhũng. Những hành vi tham nhũng rất đa dạng, phổ biến là hành vi tham ô tài sản, nhận hối lộ, dùng tài sản công để biếu xén, hối lộ; lừa đảo chiếm tài sản của Nhà nước, của nhân dân; lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu cho tổ chức, cá nhân để vụ lợi, thu vén quyền lợi cá nhân; lập quỹ trái phép, sử dụng ngân sách không đúng quy định để hưởng lợi. Các hành vi tham nhũng đã và đang xảy ra ở hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất đai, quản lý và sử dụng ngân sách, thuế, ngân hàng, hải quan, xuất nhập khẩu, tư pháp, giáo dục, y tế, thực hiện chính sách xã hội trong quản lý hành chính, công tác xã hội…

Tham nhũng có đủ loại, đủ mức độ tham nhũng của cá nhân, của tập thể; có thể kể đến như tham nhũng không có tổ chức và tham nhũng có tổ chức gồm nhiều đối tượng tham gia.

Hậu quả của tham nhũng gây ra rất lớn, có vụ tham nhũng về kinh tế làm thiệt hại cho Nhà nước, nhân dân tới hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng; làm thoái hóa, biến chất hàng loạt cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước. Cái thiệt hại đáng kể hơn, nặng nề hơn là tham nhũng đã làm xấu chế độ, làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào tương lai của một chế độ tốt đẹp mà Đảng ta đang phát động xây dựng.

Khái niệm tham nhũng vặt

Tham nhũng vặt là hành vi của cán bộ, công chức trong các cơ quan công quyền của Nhà nước, đã lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao để nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc, trong cung cấp dịch vụ công. Từ đó, nhằm buộc hoặc gợi ý doanh nghiệp, người dân phải lo lót, “bôi trơn” vì mục đích vụ lợi. Đặc trưng của tham nhũng vặt là giá trị vật chất, của hối lộ không lớn, thường chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Khái niệm tham nhũng vặt là gì?

Trong tài liệu của một số tổ chức quốc tế, khái niệm tham nhũng vặt thường được sử dụng để so sánh với một khái niệm tham nhũng lớn.

Trong mối quan hệ so sánh với tham nhũng lớn, Tổ chức Minh bạch quốc tế định nghĩa: Tham nhũng vặt là hành vi lạm dụng quyền lực được giao của các cán bộ, công chức cấp thấp và cấp trung trong tương tác hàng ngày với người dân, thường khi người dân có nhu cầu tiếp cận với hàng hóa hoặc dịch vụ cơ bản như bệnh viện, trường học, cảnh sát và các cơ quan khác.

Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa tham nhũng lớn và tham nhũng vặt là về chủ thể: Hành vi tham nhũng nhỏ thường là của quan chức cấp thấp và cấp trung còn tham nhũng lớn thường là của quan chức cấp cao.

  • Về bối cảnh, tính chất: Tham ô nhỏ thường diễn ra ở cấp độ cơ sở, có tính chất thường xuyên còn tham nhũng lớn thường diễn ra ở cấp độ cao – tức là trong việc xây dựng và quản lý việc thực thi chính sách, mức độ xảy ra ít hơn.
  • Về biểu hiện: Tham nhũng nhỏ thường thể hiện dưới dạng những khoản hối lộ có giá trị nhỏ, bằng tiền mà người dân và doanh nghiệp phải trực tiếp trả cho cán bộ, công chức để đẩy nhanh việc cung cấp các dịch vụ công, còn tham nhũng lớn gắn với khoản hối lộ có giá trị lớn và rất lớn, thường được thực hiện một cách tinh vi, liên quan đến việc xây dựng và điều hành, giám sát thực thi chính sách.

Trong thực tế, tham nhũng vặt cũng gây hậu quả nghiêm trọng đến cả nền kinh tế và xã hội. Thể hiện qua việc phá hoại niềm tin của người dân vào nhà nước. Cần nhận thức rõ như vậy vì quan niệm sai lầm về hậu quả của tham nhũng vặt có thể dẫn đến coi nhẹ việc phòng, chống dạng tham nhũng này.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về “Khái niệm tham nhũng”. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích mới và vận dụng được trong cuộc sống.

Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về công ty tạm ngừng kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, giấy tờ hành chính, dịch vụ luật,… Bạn có thể hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Tài sản tham nhũng là gì?

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng 2018, tài sản tham nhũng là tài sản có được từ tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng.

Người có chức vụ, quyền hạn là ai?

Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó,

Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị là gì?

Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị là việc công bố, cung cấp thông tin, giải trình về tổ chức bộ máy, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm