Khám BHYT mà không có CMND có khám bệnh được không?

bởi Đinh Tùng
Khám BHYT mà không có CMND có khám bệnh được không?

Xin chào LSX. Tôi tên là Vũ Hoàng Anh, suốt 2 tuần nay tôi cảm thấy vô cùng nhức đầu và đang dự định chuẩn bị đi khám ở viện trên Hà Nội. Tuy nhiên vừa rồi tôi lại phát hiện mình bị mất thẻ Chứng minh nhân dân, chính vì vậy mà tôi đang lo rằng nếu mình đi khám cần yêu cầu xuất CMND để khám bảo hiểm y tế thì mất như vậy sẽ không được khám nữa. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi khám BHYT mà không có CMND có khám bệnh được không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho LSX. Vướng mắc của anh về vấn đề “Khám BHYT mà không có CMND có khám bệnh được không?” sẽ được đội ngũ chúng tôi giải đáp ngay qua bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

  • Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014

Người hành nghề khám chữa bệnh là những ai?

Trước khi đi vào câu trả lời cho vướng mắc về khám BHYT mà không có CMND có khám bệnh được không, thì chúng tôi xin đề cập tới vấn đề về người khám chữa bệnh hiện nay, để mỗi người có thể thật sự hiểu rõ được họ là ai và gồm những ai theo quy định. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là người đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo khoản 4 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

Người hành nghề theo luật này bao gồm:

– Bác sỹ;

– Y sỹ;

– Điều dưỡng;

– Hộ sinh;

– Kỹ thuật y;

– Dinh dưỡng lâm sàng;

– Cấp cứu viên ngoại viện;

– Tâm lý lâm sàng;

– Lương y;

– Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

Khám BHYT mà không có CMND có khám bệnh được không?

Khi muốn khám, chữa bệnh BHYT thì người bệnh cần lưu ý, chỉ có 06 nội dung được BHYT chi trả, gồm: khám bệnh; chữa bệnh; phục hồi chức năng; khám thai định kỳ; sinh con; vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật. (Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi, bổ sung 2014)

Với 06 nội dung này, người bệnh chỉ cần cung cấp đủ các giấy tờ nêu trên sẽ được hưởng BHYT. Và có thể thấy, thủ tục khám, chữa bệnh BHYT khi thẻ BHYT không có ảnh không bắt buộc trường hợp nào giấy tờ chứng minh nhân thân cũng phải là chứng minh thư. Do đó, người bệnh mất chứng minh thư vẫn được khám BHYT. Trong trường hợp mất chứng minh thư, người bệnh có thể thay thế bằng các loại giấy tờ khác theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015 NĐ-CP như hộ chiếu, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng.

Ngoài ra, các giấy tờ khác cũng được chấp nhận thay thế chứng minh thư như giấy phép lái xe, thẻ học sinh, sinh viên, giấy xác nhận của công an xã… Trường hợp không có những giấy tờ này thì có thể đến Ủy ban nhân dân xã/phường xin giấy xác nhận nhân thân có đóng dấu giáp lai.

Khám BHYT mà không có CMND có khám bệnh được không?
Khám BHYT mà không có CMND có khám bệnh được không?

Thời hạn thẻ bảo hiểm y tế khi khám bệnh có giá trị sử dụng khi nào?

Ngoài vướng mắc về khám BHYT mà không có CMND có khám bệnh được không như trên, thì một thắc mắc nữa mà nhiều người hiện nay vẫn chưa nắm rõ liên quan tới thời hạn sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh, chúng tôi sẽ nhân đây giải đáp cho các quý độc giả khác. Theo đó căn cứ Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định thời hạn thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng như sau:

– Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ tháng đầu tiên hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi trong quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền.

– Đối với đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này:

+ Trường hợp trẻ em sinh trước ngày 30 tháng 9: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi;

+ Trường hợp trẻ sinh sau ngày 30 tháng 9: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.

– Đối với đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định này, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày được hưởng trợ cấp xã hội tại quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

– Đối với đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 3, đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này mà được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Đối với đối tượng quy định tại khoản 10 Điều 3 Nghị định này, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại Quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Đối với đối tượng quy định tại khoản 14 Điều 3 Nghị định này, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.

– Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này:

+ Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hằng năm cho học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó:

++Đối với học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm đầu tiên của cấp tiểu học;

++ Đối với học sinh lớp 12: Thẻ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm đó.

– Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hằng năm cho học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó:

++ Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, trừ trường hợp thẻ của học sinh lớp 12 đang còn giá trị sử dụng;

++ Đối với học sinh, sinh viên năm cuối của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học.

– Đối với đối tượng khác, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày người tham gia nộp tiền đóng bảo hiểm y tế. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 4, Điều 5 và 6 Nghị định này tham gia bảo hiểm y tế lần đầu hoặc tham gia không liên tục từ 03 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ bảo hiểm y tế có thời hạn sử dụng là 12 tháng kể từ ngày thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 16 của Luật bảo hiểm y tế.

– Giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế quy định tại Điều này tương ứng số tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định, trừ đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi.

Do đó, tùy vào đối tượng sẽ có thời hạn thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng, bạn có thể tham khảo nội dung trên.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ đổi tên căn cước công dân Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Khám BHYT mà không có CMND có khám bệnh được không?” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc và cung cấp dịch vụ đến quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về xin tách thửa đất,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như thế nào?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:
– Trường hợp ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh lần đầu, hồ sơ gồm:
+ Công văn đề nghị ký hợp đồng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Bản sao giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Bản chụp có đóng dấu của cơ sở đối với quyết định phân hạng bệnh viện của cấp có thẩm quyền (nếu có) hoặc quyết định về tuyến chuyên môn kỹ thuật của cấp có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập;
+ Danh mục dịch vụ kỹ thuật y tế, danh mục thuốc, hóa chất, vật tư y tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bằng văn bản hoặc bản điện tử).
– Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bổ sung chức năng, nhiệm vụ, phạm vi chuyên môn, hạng bệnh viện, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội để bổ sung vào hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản phê duyệt do cơ sở khám bệnh chữa bệnh gửi đến, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm hoàn thành việc ký kết bổ sung phụ lục hợp đồng hoặc giao kết hợp đồng mới.

Các trường hợp nào cần thẩm định điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu?

Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2019/TT-BYT, việc thẩm định điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được Sở Y tế công bố theo quy định tại Điều 13 Thông tư 40/2015/TT-BYT chỉ được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
– Lần đầu đề nghị ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu;
– Sau khi đã chấm dứt hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.

Thủ tục khám bệnh chữa bệnh bảo hiểm y tế trong trường hợp chuyển tuyến thế nào?

Căn cứ khoản 5 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

5. Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị.
Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
…”
Theo đó, khi chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế cần xuất trình những loại giấy tờ trên để được khám chữa bệnh hưởng bảo hiểm theo quy định.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm