Không đi làm có đóng bảo hiểm xã hội được không?

bởi PhamThanhThuy
Không đi làm có đóng bảo hiểm xã hội được không?

Chào Luật sư, tôi đã nghỉ việc ở công ty cũ được 6 tháng. Trong khoảng thời gian này tôi cũng cố gắng đi tìm việc nhưng không có việc nào phù hợp. Sắp tới tôi có định hướng làm freelancer nên sẽ không đi làm công nữa. Trước đây tôi được công ty đóng bảo hiểm xã hội, bây giờ tôi không đi làm thì có đóng bảo hiểm xã hội hay không? Không đi làm có đóng bảo hiểm xã hội được không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Có thể truy đóng BHXH cho thời gian thử việc không?

NSĐLĐ và NLĐ có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 điều 23 của bộ luật này (nội dung về BHXH và BHYT được quy định tại i, khoản 1, điều 23 BLLĐ). Do đó trong thời gian thử việc thì NSDLĐ và NLĐ không phải đóng BHXH. Và vì thế, bạn không thể truy đóng BHXH trong 2 tháng thử việc được

Bảo hiểm xã hội được hoạt động trên nguyên tắc nào?


Theo Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về nguyên tắc bảo hiểm xã hội như sau:

“Điều 5. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội

  1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
  2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
  3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
  4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
  5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.”
Không đi làm có đóng bảo hiểm xã hội được không?
Không đi làm có đóng bảo hiểm xã hội được không?

Không đi làm có đóng bảo hiểm xã hội được không?

Căn cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng tham gia như sau:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
    a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
    b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
    c) Cán bộ, công chức, viên chức;
    d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
    đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
    e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
    g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
    h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
    i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
  2. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
    Như vậy, nếu bạn đi làm cho công ty và có hợp đồng lao động từ đủ một tháng trở lên thì thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bạn không thuộc trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Ngoài ra tại Điều 2 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định rõ về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bao gồm:
    a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2018; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi;
    b) Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;
    c) Người lao động giúp việc gia đình;
    d) Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
    đ) Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
    e) Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
    g) Người lao động đã đủ Điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ Điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
    h) Người tham gia khác.
    Các đối tượng quy định trên sau đây gọi chung là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
    …”
    Theo quy định trên thì người lao động muốn tự tham gia BHXH nghĩa là người lao động sẽ tham gia BHXH tự nguyện. Tuy nhiên, người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động đang thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Mà theo quy định trên thì người lao động tham gia BHXH tự nguyện không phải là người lao động tham gia BHXH bắt buộc. Do đó, người lao động không thể tự mình tham gia BHXH.

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là bao nhiêu?


Theo khoản 1 điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức đóng bảo hiểm xã hội như sau:

“Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

  1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
    Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.”

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Không đi làm có đóng bảo hiểm xã hội được không?” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ tạm ngừng kinh doanhHãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Những ai được tham gia BHXH tự nguyện?

Theo khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không được đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Khi tham gia BHXH tự nguyện, người dân sẽ được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Như vậy, những người lao động tự do, không làm việc cho bất cứ một doanh nghiệp, tổ chức hay một đơn vị sử dụng lao động nào cũng có thể tham gia BHXH tự nguyện và được hưởng lương hưu.

Mức đóng, phương thức đóng BHXH tự nguyện như thế nào?

Với BHXH tự nguyện, người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.
Cụ thể, Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, người lao động hàng tháng đóng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất

Mức thu nhập làm căn cước công dân thế nào?

Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Người tham gia BHXH tự nguyện có thể lựa chọn 01 trong các phương thức đóng:
1 – Đóng hàng tháng;
2 – Đóng 03 tháng một lần;
3 – Đóng 06 tháng một lần;
4 – Đóng 12 tháng một lần;
5 – Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần;
6 – Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm