Mẫu báo cáo nhanh về tình hình thiệt hại do bão

bởi Thanh Thủy
Mẫu báo cáo nhanh về tình hình thiệt hại do bão

Báo cáo là một loại văn bản hành chính (gồm văn bản giấy và văn bản điện tử); của cơ quan, tổ chức, cá nhân để thể hiện tình hình; kết quả thực hiện công việc nhằm giúp cho cơ quan; người có thẩm quyền có thông tin phục vụ việc phân tích, đánh giá, điều hành; và ban hành các quyết định quản lý phù hợp. Mẫu báo cáo nhanh về tình hình thiệt hại do thiên tai; là mẫu bản báo cáo được lập ra để; báo cáo nhanh về tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra. Mẫu nêu rõ nội dung báo cáo, tình hình thiệt hại. Để tìm hiểu kĩ hơn về ” Mẫu báo cáo nhanh về tình hình thiệt hại do bão”; Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.

Câu hỏi: thưa luật sư, việc báo cáo lên cấp trên về tình hình thiệt hại do bão lũ gây ra sẽ dùng loại báo cáo nào và cách viết ra sao?.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, để giải đắp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi.

Mẫu báo cáo nhanh về tình hình thiệt hại do bão

Báo cáo nhanh hàng ngày về thiệt hại do lụt, bão (mẫu báo cáo tình hình thiệt hại sau bão); đưa ra những con số cụ thể về hậu quả của lụt, bão tại địa phương; báo cáo thiệt hại về người, cơ sở vật chất, trang thiết bị…

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa; một bán đảo ở đông nam đại lục Âu – Á; chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông; thường xuyên phải đối mặt với nhiều loại hình thiên tai khốc liệt. Trong những năm qua, thiên tai đã xảy ra ở khắp các khu vực; gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng kinh tế; văn hoá, xã hội và tác động xấu đến môi trường. Khi xảy ra thiên tai; cơ quan cấp dưới sẽ có báo cáo về tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra lên cơ quan cấp trên; để cấp trên xem xét và đưa ra ý kiến chỉ đạo.

Mẫu báo cáo nhanh về tình hình thiệt hại do bão

Báo cáo và phân loại báo cáo

Với tính chất là loại văn bản mô tả sự việc; trong nội dung các bản báo cáo phải cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết; trình bày, giải thích về các kết quả hoạt động; những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân của nó; và những bài học kinh nghiệm để phát huy; hoặc để ngăn ngừa trong thời gian tới.

Qua báo cáo, cơ quan cấp trên nhận định đúng về kết quả công việc của cấp dưới; những khó khăn vướng mắc mà cấp dưới gặp phải; để giúp đỡ tháo gỡ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ; tạo nên sự gắn bó chặt chẽ trong thực hiện công tác giữa cấp trên và cấp dưới.

Về nguyên tắc, nội dung báo cáo phải trung thực; và khi phân tích đúng các nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm; đề cập về phương hướng, nhiệm vụ của đơn vị mình; người viết báo cáo có thể tạo ra những tư vấn hiệu quả cho cấp trên tham khảo; và đưa ra quyết định. Ở một góc độ khác, cũng thông qua hoạt động viết báo cáo; chính cấp viết báo cáo (cấp dưới) sẽ phân tích, đánh giá nguyên nhân của những khó khăn; kiểm chứng chính sách của các cấp ban hành; trong đó có chính sách do chính họ ban hành để sửa đổi; bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý công việc.

Tùy vào mục đích sử dụng và yêu cầu của các cấp quản lý; mà có rất nhiều loại báo cáo khác nhau, có thể kể đến; báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh,…

Phân loại báo cáo

– Căn cứ vào nội dung báo cáo có thể chia thành: báo cáo chung và báo cáo chuyên đề.

+ Báo cáo chung; là báo cáo nhiều vấn đề, nhiều mặt công tác; cùng được thực hiện trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan. Mỗi vấn đề, mỗi mặt công tác được liệt kê; mô tả trong mối quan hệ với các vấn đề, các mặt công tác khác; tạo nên toàn bộ bức tranh về hoạt động của cơ quan. Báo cáo này cho phép đánh giá toàn diện về năng lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan.

+ Báo cáo chuyên đề: là báo cáo chuyên sâu vào một nhiệm vụ công tác, một vấn đề quan trọng. Các vấn đề, các nhiệm vụ khác không được đề cập hoặc nếu có; thì chỉ được thể hiện như các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề cần được báo cáo. Báo cáo chuyên đề chỉ đi sâu đánh giá một vấn đề cụ thể trong hoạt động của cơ quan. Mục đích của báo cáo chuyên đề là tổng hợp, phân tích; nhận xét và đề xuất giải pháp cho vấn đề được nêu trong báo cáo.

– Căn cứ vào tính ổn định của quá trình ban hành báo cáo; có thể chia thành: báo cáo thường kỳ và báo báo đột xuất.

+ Báo cáo thường kỳ hay còn gọi là báo cáo theo định kỳ; là báo cáo được ban hành sau mỗi kỳ được quy định. Kỳ hạn quy định viết và nộp báo cáo có thể là hàng tuần; hàng tháng, hàng quý, hàng năm hay nhiệm kỳ. Đây là loại báo cáo dùng để phản ánh toàn bộ quá trình hoạt động của cơ quan; trong thời hạn được báo cáo. Thông thường loại báo cáo này là cơ sở quan trọng để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra; đánh giá hoạt động của cấp dưới, phát hiện khó khăn, yếu kém về tổ chức, nhân sự; cơ chế hoạt động, thể chế, chính sách, từ đó đưa ra những chủ trương; biện pháp phù hợp để quản lý.

+ Báo cáo đột xuất: là báo cáo được ban hành khi thực tế xảy ra; hay có nguy cơ xảy ra các biến động bất thường về tự nhiên; về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao. Cơ quan nhà nước có thể báo cáo theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền; hoặc khi xét thấy vấn đề phức tạp vượt quá khả năng giải quyết của mình; cần có sự hỗ trợ của cấp trên; hay cần phải phản ánh tình hình với cơ quan có thẩm quyền; để cơ quan có biện pháp giải quyết kịp thời.

Loại báo cáo này được dùng để thông tin nhanh về những vấn đề cụ thể; làm cơ sở cho các quyết định quản lý nhanh nhạy; phù hợp với các tình huống bất thường trong quản lý. Yêu cầu về tính chính xác; và kịp thời của các thông tin mới nhất trong loại văn bản này được đặc biệt coi trọng.

– Căn cứ theo mức độ hoàn thành công việc có thể chia thành; báo cáo sơ kết và báo cáo tổng kết;

+ Báo cáo sơ kết: Là báo cáo về một công việc đang còn được tiếp tục thực hiện. Trong quản lý, có những công việc đã được lập kế hoạch; lên chương trình từ trước, có những công việc được thực hiện ngoài kế hoạch; khi phát sinh những tình huống không dự kiến trước. Để hoạt động quản lý có chất lượng cao; việc thường xuyên nắm bắt tình hình thực tế, đánh giá thuận lợi, khó khăn, rút kinh nghiệm; đề ra những biện pháp mới, điều chỉnh hoạt động quản lý cho phù hợp với thực tế; là điều cần thiết. Báo cáo sơ kết giúp cho cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo sát sao; kịp thời, thiết thực đối với hoạt động của cấp dưới.

+ Báo cáo tổng kết: là loại văn bản được ban hành sau khi đã hoàn thành; hoặc đã hoàn thành một cách căn bản một công việc nhất định. Khác với báo cáo sơ kết có mục đích tiếp tục hoàn thành công việc một cách tốt nhất; trong báo cáo tổng kết, mục đích là để đánh giá lại quá trình thực hiện một công việc; so sánh kết quả đạt được với mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra; rút kinh nghiệm cho các hoạt động quản lý cùng loại hoặc tương tự về sau; từ việc lập kế hoạch hoạt động đến tổ chức thực hiện các hoạt động đó trên thực tế. Báo cáo tổng kết thường gắn vào một thời gian nhất định; thường là một năm, 5 năm, 10 năm, 15 năm,..

Download mẫu báo cáo nhanh về tình hình thiệt hại do bão

Mời bạn xem và tải mẫu báo cáo nhanh về tình hình thiệt hại do bão tại đây:

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Mẫu báo cáo nhanh tình hình thiệt hại do bão”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; Mẫu quyết định khen thưởng của UBND xã ; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Báo cáo nhanh được ban hành khi ?

Báo cáo nhanh là báo cáo được ban hành khi thực tế xảy ra hay có nguy cơ xảy ra các biến động bất thường về tự nhiên, về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao. Cơ quan nhà nước có thể báo cáo theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền hoặc khi xét thấy vấn đề phức tạp vượt quá khả năng giải quyết của mình, cần có sự hỗ trợ của cấp trên hay cần phải phản ánh tình hình với cơ quan có thẩm quyền để cơ quan có biện pháp giải quyết kịp thời. Loại báo cáo này được dùng để thông tin nhanh về những vấn đề cụ thể làm cơ sở cho các quyết định quản lý nhanh nhạy, phù hợp với các tình huống bất thường trong quản lý. Yêu cầu về tính chính xác và kịp thời của các thông tin mới nhất trong loại văn bản này được đặc biệt coi trọng.

Khi soạn thảo báo cáo cần phải đáp ứng yêu cầu gì về nội dung?

– Nội dung của báo cáo phải cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm
– Thông tin trong báo cáo phải đảm bảo tính trung thực và chính xác
– Đảm bảo thông tin trong nội dung báo cáo phải kịp thời, việc báo cáo chậm trễ có thể gây hậu quả bất lợi cho chủ thể quản lý, vì không kịp đưa ra các quyết định quản lý khắc phục sự việc bất thường

Khi soạn thảo báo cáo cần phải đáp ứng yêu cầu gì về hình thức?

– Sử dụng văn phong nghị luận
– Rõ ràng, mạch lạc và thuyết phục
– Phân chia nội dung logic, chặt chẽ

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm