Mẫu đơn xác nhận không tiền án tiền sự tại địa phương mới nhất năm 2023

bởi Nguyễn Tài
Mẫu đơn xác nhận không tiền án tiền sự tại địa phương

Chào Luật sư, tôi có một câu hỏi muốn gửi đến Luật sư để có thể giải đáp cho tôi như sau: “Tôi hiện muốn thực hiện thủ tục xóa tiền án tiền sự để có thể xin được xác nhận của địa phương đem vào hồ sơ đi xin việc làm của mình. Vậy, tôi muốn hỏi về mẫu đơn xác nhận không tiền án tiền sự tại địa phương hiện nay quy định như thế nào?”. Để giải đáp câu hỏi này, người đọc cùng tìm hiểu về các quy định hiện hành của pháp luật đối với đất quy hoạch với LSX nhé.

Tiền án tiền sự là gì?

Trước khi tìm hiểu thủ tục xác nhận không có tiền án tiền sự, bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản liên quan đến vấn đề này. Theo đó, tiền án tiền sự là gì về mặt pháp lý? Theo quy định của pháp luật hiện hành, hiện vẫn chưa có quy định cụ thể về khái niệm tiền án tiền sự. Tuy nhiên, tại Nghị quyết 01-HĐTP năm 1990 (hết hiệu lực từ ngày 01/7/2016) đã đề cập đến cụm từ này như sau:

  • “Tiền án” là khái niệm để chỉ trạng thái về nhân thân, lý lịch của một người khi họ bị Tòa án kết án, bị Tòa án tuyên bố là có tội, phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng chưa được xóa án tích. Do vậy, khi một người chưa từng bị kết án, hoặc đã bị kết án nhưng được xóa án tích được coi là người không có tiền án, chưa bị kết án theo Điều 69 Bộ luật Hình sự 2015.
  • “Tiền sự” là cụm từ dùng để chỉ tình trạng một người bị xử lý kỷ luật, bị xử phạt hành chính nhưng chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa tiền sự, hoặc chưa đáp ứng điều kiện về thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính. Tóm lại, tiền sự được đặt ra do phát sinh trách nhiệm hành chính.
Tiền án tiền sự là gì?

Mẫu đơn xác nhận không tiền án tiền sự tại địa phương chính xác

Mẫu đơn xin xác nhận không có tiền án tiền sự là mẫu đơn được lập ra để người làm đơn xin xác nhận không có tiền án tiền sự gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền xin được xác nhận không có tiền án tiền sự. Trong mẫu đơn có nêu rõ lý do bản thân luôn nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và chưa có bất kỳ tiền án, tiền sự nào và mong cơ quan có thẩm quyền xác nhận để đảm bảo quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình. Bạn đọc có thể tham khảo và tải về mẫu đơn chính xác tại đây:

Thủ tục xác nhận không có tiền án tiền sự tại địa phương

Xác nhận không có tiền án tiền sự là thủ tục không thể thiếu giúp người đã bị kết án/ bị phạt hành chính có thể thuận lợi tham gia các hoạt động giao dịch dân sự cũng như trong quá trình tìm việc làm, cải thiện đời sống. Để thực hiện việc này, người có yêu cầu cần làm thủ tục xác nhận tại địa phương nơi người đó sinh sống. Cụ thể, để được xác nhận không có tiền án thì phải làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp để xác nhận không có tiền án như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ 

Các loại giấy tờ cần chuẩn bị gồm:

+ Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP; Mẫu số 04/2013/TT-LLTP).

+ Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Trường hợp nộp bản chụp thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật).

+ Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 (trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền). Văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Lưu ý: Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Ngoài ra, người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm phí phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan cấp lý lịch tư pháp

Nộp hồ sơ tại Sở tư pháp, cụ thể:

+ Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi người đó thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi người đó tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh.
+ Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì nộp tại Sở Tư pháp nơi người đó cư trú.

Bước 3: Nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, người có thẩm quyền sẽ xem xét và trả kết quả cho người yêu cầu. Trường hợp người được yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn không quá 15 ngày làm việc

Mẫu đơn xác nhận không tiền án tiền sự tại địa phương chính xác

Thời hạn xóa tiền án tiền sự là bao lâu?

Để thực hiện việc xóa tiền án tiền sự, trước khi gửi hồ sơ và đơn mẫu tới cơ quan có thẩm quyền để xóa tiền án tiền sự thì người có yêu cầu cần phải thỏa mãn một khoảng thời hạn nhất định theo quy định pháp luật hiện hành để được xóa tiền án tiền sự. Theo đó, tùy từng trường hợp mà có thời hạn khác nhau, do đó người có yêu cầu cần chú ý áp dụng thời hạn phù hợp với hoàn cảnh của mình. Cụ thể, thời hạn xóa tiền án tiền sự như sau:

Đối với thời hạn xóa án tích:

Căn cứ theo Điều 69 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về xóa án tích như sau:

Điều 69. Xóa án tích

1. Người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại các điều từ Điều 70 đến Điều 73 của Bộ luật này.

Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.

2. Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.

Theo đó, thời hạn xóa tiền án (án tích) sẽ căn cứ vào hình phạt đã tuyên, được tính từ khi người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác, là:

– Đối với đương nhiên được xóa án tích (áp dụng với một số tội phạm nhất định) theo Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015:

+ 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

+ 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

+ 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

+ 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

 Đối với xóa án tích theo quyết định của Tòa án (áp dụng với một số tội phạm nhất định) theo Điều 71 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017:

+ 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

+ 03 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

+ 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

+ 07 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

– Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt (theo Điều 72 Bộ luật Hình sự 2015): được xem xét nếu người bị kết án đã đảm bảo được ít nhất một phần ba thời hạn dùng để áp dụng xóa án tích;

Đối với thời hạn xóa tiền sự:

Căn cứ theo Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính như sau:

Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Theo đó, thời hạn để xóa tiền sự sẽ là:

– 06 tháng đối với áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo;

– 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác;

– Từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xác nhận không tiền án tiền sự tại địa phương” hoặc các dịch vụ khác liên quan. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp:

Khoản phí khi thực hiện thủ tục xóa tiền án tiền sự?

+ Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp: 200.000 đồng/lần/người.
+ Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ (gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ (hoặc chồng), con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi dưỡng liệt sỹ): 100.000 đồng/lần/người. 
+ Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 2 Phiếu trong một lần yêu cầu, thì kể từ phiếu thứ 3 trở đi cơ quan cấp phiếu lý lịch tư pháp thu thêm 5.000đ/phiếu, để bù đắp chi phí cần thiết cho việc in mẫu Phiếu lý lịch tư pháp.

Các trường hợp miễn phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp?

Các trường hợp miễn phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp gồm: Trẻ em theo quy định tại Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Người cao tuổi theo quy định tại Luật người cao tuổi; Người khuyết tật theo quy định tại Luật người khuyết tật; Người thuộc hộ nghèo và Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm