Mẫu đơn xin sao chụp hồ sơ vụ án hình sự năm 2023 – Download

bởi Nguyen Duy
Mẫu đơn xin sao chụp hồ sơ vụ án hình sự

Chào luật sư, em trai tôi năm nay 27 tuổi bị người ta kiện vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên đến 500 triệu đồng, tuy nhiên theo tôi được biết thì em trai tôi không hề dính liếu vụ việc trên mà bị một người bạn làm ăn chung vu khống cũng chính vì thế tôi đã bắt xe từ Cà Mau lên Hồ Chí Minh để đại diện bào chữa cho em mình, do không tham dự phiên Tòa đầu tiên nên tôi muốn xin phép sao chụp hồ sơ vụ án lại để nghiên cứu, đưa ra phương án bào chữa tốt hơn cho em trai. Vậy mẫu đơn xin sao chụp hồ sơ vụ án hình sự ra sao? Xin được tư vấn.

Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Căn cứ pháp lý

Dựa vào đâu để khởi tố vụ án hình sự?

Để khởi tố một vụ án hình sự theo quy định hiện nay không phải đơn giản mà cần phải có căn cứ bởi nhiều yếu tố như tố giác cá nhân; tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng; kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước và một số căn cứ khác để dựa vào. Về vấn đề dựa vào đâu để khởi tố vụ án hình sự có thể hiểu hơn qua quy định sau đây:

Theo quy định tại Điều 143 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, căn cứ khởi tố vụ án hình sự bao gồm:

Thứ nhất, tố giác của cá nhân

Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Tố giác của cá nhân được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đường điện thoại, thư tín… và có thể được thể hiện bằng lời hoặc bằng văn bản. Mọi người đều có quyền tố giác về tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Đây là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xác minh có hay không có sự việc phạm tội xảy ra. Việc khởi tố vụ án hình sự căn cứ vào tố giác của cá nhân chỉ được được thực hiện sau khi cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác điều tra, xác minh và xác định đã có sự việc phạm tội xảy ra đúng theo nội dung của tố giác.

Tuy nhiên, nếu người nào cố ý tố giác sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Thứ hai, tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền. Khi nhận được thông tin về tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo, thì cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xác minh. Nếu qua xác minh thấy vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp có dấu hiệu của một tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự thì sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Thứ ba, tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng

Phương tiện thông tin đại chúng là phương tiện thông tin có đối tượng tác động là đông đảo người dân như báo chí in, đài tuyền hình, đài phát thanh,…

Khi có được thông tin về tội phạm do các phương tiện thông tin đại chúng đưa, thì các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra, xác minh để kết luận có dấu hiệu tội phạm hay không, làm căn cứ khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.

Thứ tư, kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước

Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyết xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm. Cùng với các nguồn tin khác, kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước là nguồn tin để cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét, quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.

Thứ năm, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm

Đây là trường hợp Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm thông qua quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình và dùng đó làm căn cứ khởi tố vụ án hình sự.

Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên toà mà phát hiện sự việc nào đó có dấu hiệu của tội phạm nhưng chưa được khởi tố

Thứ sáu, người phạm tội tự thú

Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.

Người phạm tội tự thú là người đã thực hiện hành vi phạm tội và họ tự mình ra thú nhận hành vi phạm tội của họ trước các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện. Việc thú nhận hành vi phạm tội của người phạm tội trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện là cơ sở để đánh giá có thể có sự việc phạm tội xảy ra và khả năng người tự thú là người thực hiện hành vi phạm tội. Do vậy, từ lời khai của người phạm tội tự thú cũng là cơ sở quan trọng để cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng dùng làm căn cứ khởi tố vụ án hình sự.

Hồ sơ vụ án hình sự bao gồm những giấy tờ gì?

Mẫu đơn xin sao chụp hồ sơ vụ án hình sự

Trong một vụ án hình sự cần có sự tổng hợp của rất nhiều tài liệu, giấy tờ liên quan đến vụ án, không chỉ thế mà còn có lệnh, quyết định, yêu cầu cảu cơ quan điều tra,…. Cũng chính vì thế, để một vụ án hình sự được xét xử và hoàn thành phải trải qua nhiều giai đoạn phức tạp nhằm giải quyết đúng người, đúng tội, hồ sơ vụ án hình sự được Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:

Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 131 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì hồ sơ vụ án bao gồm những giấy tờ sau:

  • Lệnh, quyết định, yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát.
  • Các biên bản tố tụng do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát lập.
  • Các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án.
  • Các chứng cứ, tài liệu do Viện kiểm sát, Tòa án thu thập trong giai đoạn truy tố, xét xử phải đưa vào hồ sơ vụ án.

Mẫu đơn xin sao chụp hồ sơ vụ án hình sự năm 2023

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [19.79 KB]

Hướng dẫn làm Mẫu đơn xin sao chụp hồ sơ vụ án hình sự

Mẫu đơn xin sao chụp hồ sơ vụ án hình sự đã được chúng tôi cung cấp ở nội dung trên và để điền đơn quý đọc giả lưu ý phải điền đúng và đủ các nội dung trong mẫu đơn mà chúng tôi đã cung cấp. Trong đó, ngoài phải lưu ý ở các nội dung bắt buộc ra thì còn phải lưu ý một số điểm trong đơn cụ thể là:

Tại khoản 8 Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 nêu rõ, cá nhân, tổ chức được quyền ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ.

Đồng thời, khoản 1 Điều 17 Nghị quyết 03/2012 cũng hướng dẫn cụ thể như sau:

  1. Đương sự chỉ được yêu cầu ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án trước khi Tòa án mở phiên toà xét xử vụ án. Khi có yêu cầu ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ, thì họ phải làm đơn gửi Tòa án có thẩm quyền. Nếu họ trực tiếp đến Tòa án trình bày yêu cầu được ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ, thì họ cũng phải thể hiện bằng văn bản nộp cho Tòa án. Nếu đương sự là người không biết chữ, thì Tòa án lập biên bản ghi rõ yêu cầu của họ. Biên bản phải được đọc lại cho người có yêu cầu nghe, ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận.

Đơn hoặc văn bản yêu cầu phải ghi cụ thể các tên tài liệu, chứng cứ mà mình cần ghi chép, sao chụp.

Như vậy, theo quy định trên, việc sao chụp tài liệu, chứng cứ phải được thực hiện trước khi Tòa án mở phiên tòa xét xử thông qua Đơn đề nghị sao chụp tài liệu và gửi Tòa án có thẩm quyền.

Trong Đơn yêu cầu cần thể hiện rõ các nội dung:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
  • Tòa án nơi đang thụ lý vụ án;
  • Thông tin của người làm đơn;
  • Các tài liệu, chứng cứ cần ghi chép, sao chụp;
  • Chữ ký và điểm chỉ của người làm đơn.

Lưu ý khi viết Đơn xin sao chụp hồ sơ vụ án
Khi làm Đơn yêu cầu sao chụp tài liệu, cần lưu ý một số nội dung sau đây:

  • Cần nêu rõ thông tin của người làm đơn, gồm họ và tên, nơi cư trú, số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
  • Đối với các tài liệu, chứng cứ cần ghi chép, sao chụp, người làm đơn phải đảm bảo các tài liệu chứng cứ đó phải liên quan đến vụ án, không liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư (theo khoản 2 Điều 17 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP);
  • Do mỗi vụ án sẽ có các tài liệu, chứng cứ khác nhau nên người làm đơn cần xem xét kĩ về vấn đề cần tài liệu nào phục vụ cho vụ án của mình để tránh việc sao chụp những tài liệu không cần thiết.
  • Tòa án nơi nộp đơn phải là Tòa án đang thụ lý vụ án của người làm đơn;
  • Đơn cần được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, ở phần liệt kê các tài liệu cần sao chụp nên sử dụng bảng hoặc gạch đầu dòng để dễ theo dõi.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin sao chụp hồ sơ vụ án hình sự”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý như Dịch vụ luật sư Tp Hồ Chí Minh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Nhiệm vụ của khởi tố vụ án hình sự là gì?

Khi tiếp nhận nguồn tin về tội phạm, cơ quan có thẩm quyền khởi tố phải xác định có sự việc xảy ra hay không, nếu có sự việc xảy ra phải xem sự việc đó có hay không có dấu hiệu tội phạm. Giai đoạn khởi tố vụ án có nhiệm vụ xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để khởi tố hoặc không khởi tố vụ án, bảo đảm không tội phạm nào không bị phát hiện, không người vô tội nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự oan.
Khi xác định có dấu hiệu tội phạm, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án. Nếu xác định không có dấu hiệu tội phạm hoặc có các căn cứ khác theo quy định của pháp luật thì ra quyết định không khởi tố vụ án. Trong trường hợp đặc biệt, khi xác định “những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chẩt nguy hiểm cho xã hội không đáng kể…”

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có quyền gì?

– Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
– Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
– Yêu cầu giám định, định giá tài sản;
– Có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói của người mà mình bảo vệ; đọc, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của bị hại và đương sự sau khi kết thúc điều tra;
– Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; xem biên bản phiên tòa;
– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
– Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
– Kháng cáo phần bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Như vậy, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự cũng có quyền sai chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra.

Khi nào được quyền sao chụp hồ sơ vụ án?

Sau khi kết thúc điều tra, nếu có yêu cầu đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm để người bào chữa đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm