Mẫu đơn xin tách thửa đất MỚI NHẤT

bởi Luật Sư X

Hiện nay, người dân thường có nhu cầu tách một thửa đất lớn thành nhiều thửa đất nhỏ để bán, chuyển nhượng hoặc tặng cho người thân trong gia đình. Vậy tách thửa là gì? Điều kiện tách thửa như thế nào? mẫu đơn xin tách thửa 2019. Hãy cùng hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai năm 2013
  • Bộ luật Dân sự năm 2015. 
  • Quyết định 20/2017/QĐ-UBND
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP 

Nội dung tư vấn

1. Tách thửa là gì?

Theo quy định hiện nay, quá trình tách thửa đất chính là quy trình phân chia quyền sở hữu đất đai từ một người đứng tên, chịu trách nhiệm sang nhiều đối tượng khác nhau. Việc tách thửa phải được thực hiện theo đúng những quy định của pháp luật.

2. Điều kiện tách thửa đất.

Căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có quy định cụ thể về diện tích tối thiểu được phép tách thửa. Như vậy để xem xét về điều kiện tách thửa thì chủ sử dụng đất phải tìm hiểu quyết định của ủy ban nhân tỉnh nơi có đất về diện tích tối thiểu được phép tách thửa.

Ví dụ điều kiện tại thành phố Hà Nội

Căn cứ: Quyết định 20/2017/QĐ-UBND ngày 01/6/2017

 Phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Điều kiện 1: Chỉ được tách thửa khi thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại không nhỏ hơn diện tích, kích thước tối thiểu, cụ thể:

Khu vực

Diện tích tối thiểu

– Các phường, thị trấn

Không nhỏ hơn 30 m2

– Các xã giáp ranh các quận và thị trấn

Không nhỏ hơn 30 m2

– Các xã vùng đồng bằng

Không nhỏ hơn 40 m2

– Các xã vùng trung du

Không nhỏ hơn 60 m2

– Các xã vùng miền núi

Không nhỏ hơn 75 m2

Để biết cụ thể các xã thuộc khu vực nào, hãy xem tại: Diện tích cấp Sổ đỏ tại Hà Nội

Điều kiện 2: Có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 03 m trở lên.

Điều kiện 3: Không thuộc các trường không được phép tách thửa, cụ thể:

– Thửa đất nằm trong các dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch để xây dựng nhà ở đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Thửa đất gắn liền với diện tích nhà đang thuê của Nhà nước, mà người đang thuê chưa hoàn thành thủ tục mua nhà, cấp Sổ đỏ theo quy định.

– Thửa đất gắn liền với nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước đã bán, đã tư nhân hóa nhưng thuộc danh mục nhà biệt thự bảo tồn, tôn tạo theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn Thành phố do UBND Thành phố phê duyệt.

– Đất thuộc khu vực Nhà nước đã có thông báo thu hồi đất;

– Các thửa đất không đủ điều kiện cấp Sổ đỏ.

3. Mẫu đơn đề nghị tách thửa

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

ĐƠN ĐỀ NGHỊ TÁCH THỬA ĐẤT, HỢP THỬA ĐẤT

Kính gửi: ………………………………………………
…………………………………………………………………..

PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN

HỒ SƠ

Đã kiểm tra nội dung đơn đầy đủ, rõ ràng, thống nhất với giấy tờ xuất trình.

Vào sổ tiếp nhận hồ sơ số: ….. Quyển …..

Ngày …../…../……..
Người nhận hồ sơ
(Ký và ghi rõ họ, tên)

I- KÊ KHAI CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT

(Xem kỹ hướng dẫn ở cuối đơn này trước khi viết đơn; không tẩy xóa, sửa chữa nội dung đã viết)

1. Người sử dụng đất:

1.1. Tên người sử  dụng đất (Viết chữ in hoa): ………………………………………………………

1.2. Địa chỉ …………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………

2. Đề nghị tách, hợp thửa đất như sau:

2.1. Đề nghị tách thành …………. thửa đất đối với thửa đất dưới đây:

a) Thửa đất số: …………………………………..; b) Tờ bản đồ số: ……………………………….;

c) Địa chỉ thửa đất: ……………………………………………………………………………………..

d) Số phát hành Giấy chứng nhận: …………………………………………………………………..

Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận: ……………………..; ngày cấp …/…/…….

đ) Diện tích sau khi tách thửa: Thửa thứ nhất: … m2; Thửa thứ hai: … m2;

2.2. Đề nghị hợp các thửa đất dưới đây thành một thửa đất:

Thửa đất số

Tờ bản đồ số

Địa chỉ thửa đất

Số phát hành Giấy chứng nhận

Số vào sổ cấp giấy chứng nhận

3. Lý do tách, hợp thửa đất: ………………………………………………………………………..

4. Giấy tờ nộp kèm theo đơn này gồm có:

– Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất của thửa đất trên;

– Sơ đồ dự kiến phân chia các thửa đất trong trường hợp tách thửa (nếu có): ………………..

……………………………………………………………………………………………………………

Tôi cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng.

…………., ngày …. tháng … năm ……
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)

II- Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Ngày …… tháng …… năm ……
Người kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)

Ngày …… tháng …… năm ……
Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)

Hướng dẫn viết đơn:

– Đơn này dùng trong trường hợp người sử dụng đất đề nghị tách một thửa đất thành nhiều thửa đất mới hoặc đề nghị hợp nhiều thửa đất thành một thửa đất;

– Đề gửi đơn: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì đề gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất; tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì đề gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất;

– Điểm 1 ghi tên và địa chỉ của người sử dụng đất như trên giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất gồm các thông tin như sau: đối với cá nhân ghi rõ họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài ghi họ, tên, năm sinh, số hộ chiếu, ngày và nơi cấp hộ chiếu, quốc tịch; đối với hộ gia đình ghi chữ “Hộ ông/bà” và ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND của cả vợ và chồng người đại diện cùng sử dụng đất; trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của cả vợ và chồng thì ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND của vợ và của chồng; đối với tổ chức thì ghi tên tổ chức, ngày tháng năm thành lập, số và ngày, cơ quan ký quyết định thành lập hoặc số giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

– Điểm 2 ghi các thông tin về thửa đất như trên giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất;

– Người viết đơn ký và ghi rõ họ tên ở cuối “Phần khai của người sử dụng đất trường hợp ủy quyền viết đơn thì người được ủy quyền ký, ghi rõ họ tên và ghi (được ủy quyền); đối với tổ chức sử dụng đất phải ghi họ tên, chức vụ người viết đơn và đóng dấu của tổ chức.

Hy vọng bái viết hữu ích đối với bạn!

 

 

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư đất đai tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm