Đơn xin trợ cấp nuôi dưỡng người khuyết tật mới năm 2023

bởi Nguyễn Tài
Mẫu đơn xin trợ cấp nuôi dưỡng người khuyết tật cập nhật mới năm 2023

Trợ cấp xã hội được biết đến khoản tiền hoặc tài sản do các tổ chức phi chính phủ hoặc do Nhà nước cấp cho các thành viên của xã hội khi những thành viên gặp rủi ro, nghèo đói, hiểm nghèo hay gặp bất hạnh trong cuộc sống nhằm giúp họ khắc phục khó khăn để ổn định cuộc sống, vượt qua khó khăn. Trong đó có chế độ trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật và người nuôi dưỡng người khuyết tật. Để có thể nhận nuôi dưỡng người khuyết tật sẽ cần đáp ứng những yêu cầu nhất định về tuân thủ về trình tự nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng khuyết tật. Để nắm được các quy định xoay quanh nội dung này, bạn hãy tham khảo nội dung bài viết Mẫu đơn xin trợ cấp nuôi dưỡng người khuyết tật cập nhật mới năm 2023 dưới đây của LSX.

Căn cứ pháp lý

Chính sách đối với người khuyết tật theo quy định của Nhà nước

Hiện nay đối tượng để nhận trợ cấp hàng tháng sẽ tuân thủ theo quy định của pháp luật, chi tiết quy định tại Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, như sau:

– Đối với trẻ em dưới 16 tuổi: Nghị định này quy định rõ, trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì sẽ được hưởng trợ cấp xã hội::

+ Trẻ em bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;

+ Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ;

+ Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;

+ Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

+ Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

+ Cả cha và mẹ của trẻ dưới 16 tuổi bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;

+ Cả cha và mẹ dưới 16 tuổi đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

+ Trẻ dưới 16 tuổi có cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+ Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

+ Trẻ dưới 16 tuổi được hưởng trợ cấp xã hội khi cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+ Trong trường hợp cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

– Đối với trẻ dưới 16 tuổi đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi thì vẫn được hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật.

– Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội.

–  Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con) cũng nằm trong nhóm đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội.

– Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây được hưởng trợ cấp xã hội: 

+ Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

+  Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;

+ Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

+ Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.

– Trợ cấp xã hội cũng được áp dụng đối với người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.

Mẫu đơn xin trợ cấp nuôi dưỡng người khuyết tật cập nhật mới năm 2023

– Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng trợ cấp xã hội.

– Trợ cấp xã hội được áp dụng cho người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.

Mẫu đơn xin trợ cấp nuôi dưỡng người khuyết tật cập nhật mới năm 2023

Hướng dẫn soạn thảo Mẫu đơn xin trợ cấp nuôi dưỡng người khuyết tật

(1) Phần kính gửi ghi rõ: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn), Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố);

(2) Ghi rõ thông tin của người viết đơn: họ và tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện tại, số điện thoại liên hệ.

Thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng khuyết tật như thế nào?

Khi có nhu cầu muốn chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật thì bên cạnh những điều kiện cần phải đáp ứng thì người nhận chăm sóc này sẽ cần phải tuân thủ theo đúng trình tự, quy định của pháp luật. Chi tiết căn cứ Điều 21 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng khuyết tật như sau:

– Thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Nghị định này.

– Thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 Nghị định này thực hiện theo quy định sau đây:

+ Trưởng thôn lập danh sách đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng và cá nhân hoặc hộ gia đình có đủ điều kiện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thuộc địa bàn thôn gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

+ Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;

+ Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đưa đối tượng và bàn giao cho tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng ngay sau khi có quyết định hỗ trợ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

– Thủ tục đối với đối tượng quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 18 Nghị định này thực hiện theo quy định sau đây:

+ Đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng có đơn kèm theo biên bản về vụ việc bạo hành, xâm hại và văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội nơi trẻ em, người lang thang xin ăn không có nơi cư trú ổn định bị bạo hành, xâm hại có trách nhiệm lập hồ sơ;

+ Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức kiểm tra, xác minh và có văn bản gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;

+ Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định. Trường hợp không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đưa đối tượng và bàn giao cho tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng ngay sau khi có quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Như vậy, bạn muốn chăm sóc người bị khuyết tật thì phải xin phép theo thủ tục trên theo quy định của pháp luật nêu trên.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ … tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ:

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin trợ cấp nuôi dưỡng người khuyết tật cập nhật mới năm 2023” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về xin tách thửa đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ khuyết tật phải đáp ứng điều kiện gì?

Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
+ Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em;
+ Có nơi ở ổn định và chỗ ở cho trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;
+ Có điều kiện về kinh tế, sức khỏe, kinh nghiệm chăm sóc trẻ em;
+ Đang sống cùng chồng hoặc vợ thì chồng hoặc vợ phải bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a và b khoản này.
– Trường hợp ông, bà nội ngoại, cô, dì, chú, bác, anh, chị ruột nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này không bảo đảm điều kiện quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này vẫn được xem xét hưởng chính sách quy định tại Điều 12 Nghị định này.

Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật có trách nhiệm gì?

Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm sau đây:
+ Bảo đảm điều kiện để trẻ em được đi học, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí;
+ Bảo đảm chỗ ở an toàn, vệ sinh cho trẻ em;
+ Đối xử bình đẳng đối với trẻ em;
+ Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em:
+ Có hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;
+ Lợi dụng việc chăm sóc, nuôi dưỡng để trục lợi;
+ Có tình trạng kinh tế hoặc lý do khác dẫn đến không còn đủ khả năng bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em;
+ Vi phạm nghiêm trọng quyền của trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.

Cơ quan nào chịu trách nhiệm hành chính giải quyết trợ cấp người nuôi dưỡng người khuyết tật?

Theo quy định của pháp luật về thẩm quyền chịu trách nhiệm:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm