Mẫu hợp đồng bảo mật thông tin chi tiết, rõ ràng

bởi Hoàng Yến
Mẫu hợp đồng bảo mật thông tin chi tiết, rõ ràng

Mỗi tổ chức, doanh nghiệp có mô hình kinh doanh riêng đã cạnh tranh trên thị trường kinh tế. Khi doanh nghiệp ký kết hợp đồng với người lao động có nghĩa vụ đảm bảo thông tin cá nhân của lao động cũng như người lao động cũng có nghĩa vụ thực hiện việc bảo mật thông tin, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp. Và để có căn cứ pháp lý và cơ sở xử lý chặt chẽ, Nhà nước ban hành hợp đồng cam kết bảo mật thông tin trong đó các chủ thể có nghĩa vụ thực thi bảo mật thông tin dữ liệu của nhau nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể. Vậy mẫu hợp đồng bảo mật thông tin được soạn thảo như thế nào theo đúng trình tự luật định. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay thông tin bên dưới để nắm rõ quy định pháp luật về bảo mật thông tin cũng như thực hiện maacu hợp đồng bảo mật thông tin chi tiết, rõ ràng.

Căn cứ pháp lý

Quy định pháp luật về bảo mật thông tin

Hiện nay, thời đại của kỹ thuật số không ngừng phát triển nhưng không ít đối tượng xấu lợi dụng có những hành vi lấy cắp thông tin được lưu trữ vì mục đích lợi ích kinh doanh có thể gây ảnh hưởng đến người khác và nguy hiểm đến xã hội. Do đó, hệ thống pháp luật ban hành các chính sách quy định chặt chẽ về bảo mật thông tin. Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông tin chi tiết về bảo mật thông tin theo quy định hiện hành.

Bảo mật thông tin là duy trì tính bảo mật, tính toàn vẹn toàn diện và tính sẵn sàng cho toàn bộ thông tin. Ba yếu tố không thể tách rời trong việc bảo mật từ A đến Z thông tin là:

– Tính bảo mật: Đảm bảo thông tin đó là duy nhất, những người muốn tiếp cận phải được phân quyền truy cập

– Tính toàn vẹn. Bảo vệ sự hoàn chỉnh toàn diện cho hệ thống thông tin

– Tính chính xác. Thông tin đưa ra phải chính xác, đầy đủ, không được sai lệch hay không được vi phạm bản quyền nội dung

– Tính sẵn sàng. Việc bảo mật thông tin luôn phải sẵn sàng, có thể thực hiện bất cứ đâu, bất cứ khi nào.

Các văn bản pháp luật quy định việc thông tin cá nhân phải được bảo mật như sau:

Điểm c khoản 1 Điều 91 Luật Dược 2016 quy định: “Được giữ bí mật thông tin có liên quan

Điểm đ khoản 2 Điều 126 Luật hàng không dân dụng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2019): “Bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Điều 21 Luật công nghệ thông tin 2006

1. Tổ chức, cá nhân thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Tổ chức, cá nhân thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác có trách nhiệm sau đây:

a) Thông báo cho người đó biết về hình thức, phạm vi, địa điểm và mục đích của việc thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người đó;

b) Sử dụng đúng mục đích thông tin cá nhân thu thập được và chỉ lưu trữ những thông tin đó trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận giữa hai bên;

c) Tiến hành các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo đảm thông tin cá nhân không bị mất, đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá huỷ;

d) Tiến hành ngay các biện pháp cần thiết khi nhận được yêu cầu kiểm tra lại, đính chính hoặc hủy bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này; không được cung cấp hoặc sử dụng thông tin cá nhân liên quan cho đến khi thông tin đó được đính chính lại.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác mà không cần sự đồng ý của người đó trong trường hợp thông tin cá nhân đó được sử dụng cho mục đích sau đây:

a) Ký kết, sửa đổi hoặc thực hiện hợp đồng sử dụng thông tin, sản phẩm, dịch vụ trên môi trường mạng;

b) Tính giá, cước sử dụng thông tin, sản phẩm, dịch vụ trên môi trường mạng;

c) Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

  • Trong năm 2015, Luật An toàn thông tin mạng 2015 (Luật ATTT mạng) được ban hành với nhiều quy định về bảo vệ thông tin cá nhân trên môi trường mạng (trên không gian mạng). Trong Luật ATTT mạng, lần đầu tiên thuật ngữ “Thông tin cá nhân” được một đạo luật giải thích là “thông tin gắn với việc xác định danh tính của một người cụ thể” (khoản 15 Điều 3). Luật này cũng giải thích thuật ngữ “chủ thể thông tin cá nhân” (khoản 16 Điều 3) với ý nghĩa đó là “người được xác định từ thông tin cá nhân đó”.

Luật này cũng quy định khá rõ về “nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng” (Điều 16), việc “thu thập và sử dụng thông tin cá nhân” (Điều 17), việc “cập nhật, sửa đổi và hủy bỏ thông tin cá nhân” (Điều 18), yêu cầu “bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên mạng” (Điều 19) và “trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng” (Điều 20)

  • Bộ luật Dân sự 2015 đã bổ sung quy định về “quyền về đời sống riêng tư” (Điều 38) bên cạnh các nội dung về “bí mật cá nhân” và “bí mật gia đình” vốn đã được quy định trong BLDS năm 1995 và 2005 trước đó.

Cụ thể, theo quy định của Điều 38 BLDS (Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình).

Mẫu hợp đồng bảo mật thông tin chi tiết, rõ ràng

Mẫu hợp đồng bảo mật thông tin chi tiết, rõ ràng

Tại sao phải cam kết bảo mật thông tin

Trong mối quan hệ hợp đồng giao dịch, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân các chủ thể tham gia phải có nghĩa vụ cam kết với nhau không tiết lộ bí mật thông tin của nhau cho bên thứ ba, trừ trường hợp cơ quan thẩm quyền có yêu cầu. Việc cam kết bảo mật thông tin của người lao động là rất quan trọng vì nó đảm bảo rằng thông tin và dữ liệu cá nhân của người lao động sẽ được bảo vệ và không bị lộ ra ngoài một cách trái phép.

Một số lý do cụ thể bao gồm:

– Bảo vệ quyền riêng tư: Người lao động có quyền được bảo vệ quyền riêng tư của mình, và cam kết bảo mật thông tin là một cách để đảm bảo rằng thông tin của họ sẽ không bị tiết lộ cho bất kỳ ai khác một cách trái phép.

– Đảm bảo an toàn thông tin: Nhiều thông tin trong công ty là nhạy cảm và có giá trị lớn, ví dụ như dữ liệu khách hàng hoặc thông tin tài khoản. Cam kết bảo mật thông tin của người lao động giúp đảm bảo rằng các thông tin này được bảo vệ an toàn và không bị đánh cắp hoặc thất lạc.

– Tuân thủ các quy định pháp luật: Các công ty phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ thông tin cá nhân của người lao động và khách hàng. Cam kết bảo mật thông tin của người lao động giúp đảm bảo rằng công ty tuân thủ các quy định này và không vi phạm pháp luật.

Mẫu hợp đồng bảo mật thông tin chi tiết, rõ ràng

Dưới đây là mẫu hợp đồng bảo mật thông tin chi tiết, rõ ràng tuân chuẩn theo quy định pháp luật. Mời quý đọc giả tham khảo và tải xuống ngay mẫu văn bản miễn phí này!

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [55.50 KB]

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng bảo mật thông tin chi tiết, rõ ràng”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý như thủ tục cấp giấy phép xây dựng màn hình quảng cáo ngoài trời cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 16 Nghị định 75/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
– Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
Đồng thời, tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa quy định tại Điều 16 Nghị định này áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh mà chưa được sự cho phép sẽ bị phạt tiền từ 100 đến 200 triệu đồng.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người tiết lộ bí mật đời tư của người khác trên mạng xã hội là bao lâu?

Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm b khoản 5 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
5. Thời hiệu xử phạt vi phạt hành chính:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này là 01 năm trừ các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 9; điểm b khoản 1 Điều 46; các điểm a và b khoản 2, khoản 3 Điều 51; các khoản 2 và 3 Điều 64; khoản 1 Điều 67; các khoản 2 và 3 Điều 68; các khoản 2 và 3 Điều 69; các khoản 2 và 3 Điều 70; điểm b khoản 1 Điều 76 Nghị định này có thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người tiết lộ bí mật đời tư của người khác trên mạng xã hội là 01 năm.

Mức xử phạt đối với hành vi đưa thông tin sai sự thật ra sao?

Hành vi sẽ bị xử phạt hành chính hoặc hình sự tùy mức độ vi phạm:
Xử phạt hành chính:
Nghị định 174/2013/NĐ-CP, xử phạt hành chính đối với hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân trên trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Như vậy, mức xử phạt có thể lên tới 30 triệu cho hành vi này
Xử lý hình sự
Nếu xác định được chính xác người tung tin đồn sai sự thật và tin đồn đó có tính chất vu khống người phạm tội có thể phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm về tội vu khống. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.
Hành vi xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm.
Như vậy, những chủ fanpage chia sẻ link này có thể bị truy tố hình sự đến 7 năm tù và phạt một mức tiền nhất định.
Đối với hành vi tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động; xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc trên trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Nếu xác định được chính xác người tung tin đồn sai sự thật và tin đồn đó có tính chất vu khống thì theo quy định tại Điều 122 “Bộ luật hình sự 2015”, người phạm tội có thể phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm về tội vu khống. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm