Mẫu hợp đồng gia công đặt hàng trong thương mại

bởi Nguyen Duy
Mẫu hợp đồng gia công đặt hàng trong thương mại

Chào luật sư, tôi mới mua bản quyền thiết kế búp bê sứ, mặt hàng này chưa phổ biến ở Việt Nam nhưng lại rất chuộng ở thị trường Nga, Pháp và một số nước châu Âu, nên tôi muốn thử thuê gia công để bán sang nước ngoài. Hiện tôi đã thuê được họa sĩ thiết kế và tìm được nơi gia công. Vậy mẫu hợp đồng gia công đặt hàng trong thương mại năm 2023 ra sao? Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Căn cứ pháp lý

Hợp đồng gia công là gì?

Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên nhận gia công sẽ thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công. Bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.

Đối tượng của hợp đồng gia công là các vật được xác định theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Ví dụ như: Hợp đồng gia công quần áo, giày dép; Hợp đồng gia công gồ gốm, sứ; Hợp đồng gia công cơ khí,…

Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công trong thương mại gồm những nghĩa vụ gì?

Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công trong thương mại gồm những nghĩa vụ gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người vẫn đang thắc mắc, để làm rõ vấn đề này Luật sư X xin trình bày như sau:

Về quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công như sau:

Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công

  1. Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thoả thuận.
  2. Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  3. Bán, tiêu huỷ, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thoả thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.
  4. Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công.
  5. Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công.
    Theo đó, bên đặt gia công có quyền và nghĩa vụ như sau:
  • Giao nguyên vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thoả thuận;
  • Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng;
  • Bán, tiêu huỷ, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thoả thuận;
  • Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận;
  • Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công

Trách nhiệm về chịu rủi ro trong hợp đồng gia công đặt hàng

Mẫu hợp đồng gia công đặt hàng trong thương mại

Cho đến khi giao sản phẩm cho bên đặt gia công, bên nào là chủ sở hữu của nguyên vật liệu thì phải chịu rủi ro đối với nguyên vật liệu hoặc sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Khi bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì phải chịu rủi ro trong thời gian chậm nhận, kể cả trong trường hợp sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu của bên nhận gia công, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Khi bên nhận gia công chậm giao sản phẩm mà có rủi ro đối với sản phẩm gia công thì phải bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên đặt gia công.

Căn cứ tại Điều 552 Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc trả tiền công trong hợp đồng gia công đặt hàng như sau:

  • Bên đặt gia công phải trả đủ tiền công vào thời điểm nhận sản phẩm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Sẽ áp dụng mức tiền công trung bình đối với việc tạo ra sản phẩm cùng loại tại địa điểm gia công và vào thời điểm trả tiền nếu như không có thỏa thuận về mức tiền công thì
  • Bên đặt gia công không có quyền giảm tiền công, nếu sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà mình đã cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của mình.

Hậu quả pháp lý trong trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công đặt hàng là gì?

Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công

  1. Mỗi bên đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công, nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không mang lại lợi ích cho mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, nhưng phải báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý.
  2. Bên đặt gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải trả tiền công tương ứng với công việc đã làm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Bên nhận gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì không được trả tiền công, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  3. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường.
    Như vậy theo quy định trên hậu quả pháp lý trong trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công đặt hàng như sau:
  • Bên đặt gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải trả tiền công tương ứng với công việc đã làm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Bên nhận gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì không được trả tiền công, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường.

Mẫu hợp đồng gia công đặt hàng trong thương mại

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [64.00 KB]

Hướng dẫn những cần có trong mẫu hợp đồng gia công đặt hàng

Hợp đồng gia công được lập thành văn bản, có thể sử dụng các mẫu hợp đồng có sẵn hoặc do các bên tự soạn, trong đó cần đảm bảo thể hiện đầy đủ các nội dung sau:

  • Thông tin của các bên ký hợp đồng (bên thuê gia công và bên nhận gia công): Họ tên, địa chỉ, điện thoại,…
  • Đối tượng của hợp đồng (sản phẩm cần gia công là gì?);
  • Nguyên liệu gia công;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Thời gian sản xuất và giao sản phẩm;
  • Thanh toán hợp đồng;
  • Chậm giao, chậm nhận sản phẩm gia công
  • Trách nhiệm chịu rủi ro;
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng gia công đặt hàng trong thương mại”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý như Mẫu đơn xin cải chính họ tên cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Trả tiền công trong hợp đồng đặt hàng gia công như thế nào?

– Bên đặt gia công phải trả đủ tiền công vào thời điểm nhận sản phẩm; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp không có thỏa thuận về mức tiền công thì áp dụng mức tiền công trung bình đối với việc tạo ra sản phẩm cùng loại tại địa điểm gia công; và vào thời điểm trả tiền.
– Bên đặt gia công không có quyền giảm tiền công; nếu sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà mình đã cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của mình.

Chậm giao sản phẩm gia công đặt hàng thì sao?

– Trường hợp bên nhận gia công chậm giao sản phẩm thì bên đặt gia công có thể gia hạn; nếu hết thời hạn đó; mà bên nhận gia công vẫn chưa hoàn thành công việc; thì bên đặt gia công có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
– Trường hợp bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm; thì bên nhận gia công có thể gửi sản phẩm đó tại nơi nhận gửi giữ; và phải báo ngay cho bên đặt gia công. Nghĩa vụ giao sản phẩm hoàn thành khi đáp ứng được các điều kiện đã thỏa thuận; và bên đặt gia công đã được thông báo. Bên đặt gia công phải chịu mọi chi phí phát sinh từ việc gửi giữ.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng gia công đặt hàng như thế nào?

– Mỗi bên đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công; nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không mang lại lợi ích cho mình; trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác; nhưng phải báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý.
– Bên đặt gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; thì phải trả tiền công tương ứng với công việc đã làm; trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Bên nhận gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì không được trả tiền công; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; mà gây thiệt hại cho bên kia; thì phải bồi thường.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm