Mẫu sổ chứng nhận sở hữu cổ phần mới 2023

bởi VanAnh
Mẫu sổ chứng nhận sở hữu cổ phần mới 2023

Theo quy định của pháp luật hiện hành, công ty cổ phần là công ty mà vốn được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Khi sở hữu cổ phần tại một công ty cổ phần nào đó thì sẽ có văn bản ghi nhận số cổ phần mà cổ đông sở hữu? Vậy hiện nay văn bản ghi nhận sở hữu cổ phần cổ đông là văn bản nào? Mẫu sổ chứng nhận sở hữu cổ phần hay giấy chứng nhận cổ phần? Cùng LSX tìm hiểu nhé

Cổ phần được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định về công ty cổ phần:

“Điều 111. Công ty cổ phần

1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.”

Theo đó, cổ phần được xem là vốn điều lệ được chia thành những phần bằng nhau.

Sổ chứng nhận sở hữu cổ phần là gì?

Hiện nay để chứng nhận sở hữu cổ phần thì thường sẽ có giấy chứng nhận sở hữu cổ phần chứ không có sổ chứng nhận sở hữu cổ phần. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ trình bày về giấy chứng nhận sở hữu cổ phần này.

Luật Doanh nghiệp năm 2020 không có quy định cụ thể về khái niệm sổ chứng nhận sở hữu cổ phần.

Nhưng có thể hiểu sổ chứng nhận sở hữu cổ phần là giấy chứng nhận sở hữu cổ phần văn bản chứng nhận tổng giá trị cổ phần của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty cổ phần. Mẫu giấy này do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.

Mẫu sổ chứng nhận sở hữu cổ phần mới 2023
Mẫu sổ chứng nhận sở hữu cổ phần mới 2023

Mẫu sổ chứng nhận sở hữu cổ phần

Hướng dẫn điền mẫu sổ chứng nhận sở hữu cổ phần

Đầu tiên là điền thông tin trong văn bản liên quan tới thông tin công ty cổ phần đang sở hữu cổ phần như: tên công ty, địa chỉ trụ sở chính, giấy chứng nhận kinh doanh, nơi cấp giấy đăng ký kinh doanh,… một cách chính xác nhất theo giấy tờ liên quan của công ty.

Tiếp theo thông tin liên quan tới số lượng cổ phần, mệnh giá cổ phần, tổng giá trị theo mệnh giá, loại cổ phần đang sở hữu.

Mệnh giá cổ phần: Là giá trị danh nghĩa của một cổ phần được in trên mặt cổ phiếu, trái phiếu hoặc công cụ tài chính khác, vốn điều lệ của công ty cổ phần chính là tổng giá trị mệnh giá của cổ phần đã bán các loại. công ty cổ phần thường sẽ để mệnh giá cổ phần là 10.000 VNĐ/ cổ phần, đây cũng là mệnh giá tối thiểu để công ty cổ phần chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng. Từ mệnh giá cổ phần nhân với số lượng cổ phần mà bạn muốn mua sẽ ra tổng giá trị theo mệnh giá cổ phần.
Loại cổ phần: Công ty cổ phần thường chia cổ phần thành cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Tùy thuộc vào lựa chọn loại cổ phần mà quyền và nghĩa vụ pháp lý của người sở hữu cổ phần cũng khác nhau. Bạn nên cân nhắc lựa chọn giữa 2 loại cổ phần này.
Tiếp đó, trong trường hợp có cổ phần được chuyển nhượng thì cần ghi chi tiết và cụ thể về số lượng cổ phần tự do chuyển nhượng và số lượng cổ phần hạn chế chuyển nhượng, đồng thời ghi rõ thời gian hạn chế chuyển nhượng trong bao lâu.

Cuối cùng là họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu sổ chứng nhận sở hữu cổ phần” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp một số mẫu đơn như mẫu hợp đồng thuê nhà công chứng. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Chuyển nhượng cổ phần của cổ đông cần phải nộp những khoản thuế gì?

Cổ đông chuyển nhượng cổ phần sẽ nộp thuế thu nhập cá nhân với mức thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 16 Thông tư 92/2015/TT-BTC) chứ không tính theo chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Do vậy, việc chuyển nhượng cổ phần ngang giá vẫn làm phát sinh trách nhiệm kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân của cổ đông.

Cổ đông sáng lập có thể tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người bên ngoài công ty cổ phần hay không?

Theo Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập như sau:
“Điều 120. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập; trường hợp này, Điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó.
Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.
Các hạn chế quy định tại khoản 3 Điều này không áp dụng đối với cổ phần phổ thông sau đây:
a) Cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp;
b) Cổ phần đã được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập.”
Theo đó, trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Như vậy, nếu chị muốn chuyển nhượng số cổ phần phổ thông mà chị đang giữ trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho chồng chị, là người bên ngoài công ty thì phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông trong Công ty cổ phần.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm