Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ

bởi Hương Nhu
Mẫu đơn đề nghị công nhận sáng kiến mới nhất năm 2022

Thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ được hiểu là văn bản thể hiện ý chí của một bên chủ thể gửi đến chủ thể còn lại về việc chấm dứt quan hệ hợp đồng giữa các bên. Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ cung cấp thông tin về vấn đề Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ

Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ như sau:

Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ

Văn bản thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ

Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ hay còn được gọi tên là văn bản thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ được hiểu là văn bản thể hiện ý chí của một bên chủ thể (có thể là bên bị vi phạm, bị thiệt hại trong khi thực hiện hợp đồng dịch vụ) gửi đến chủ thể còn lại (có thể bên vi phạm hợp đồng dịch vụ) về việc chấm dứt quan hệ hợp đồng giữa các bên.  

Trong đó bên chủ thể yêu cầu chất dứt hợp đồng có thể nêu quan điểm xử lý hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận hoặc có cơ sở pháp lý rõ ràng.

Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ bảo vệ

Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ bảo vệ như sau:

Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ

Trường hợp cần sử dụng mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ

Khi một bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật thì bên còn lại có quyền sử dụng quyền đơn phương đê chấm dứt hợp đồng và cần gửi mẫu công văn chấm dứt hợp đồng dịch vụ đến bên vi phạm.

Căn cứ theo quy định tại điều 520 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ như sau:

“1. Trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên sử dụng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.

2. Trường hợp bên sử dụng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

Từ quy định của pháp luật thì một số trường hợp được sử dụng mẫu công văn chấm dứt hợp đồng dịch vụ như sau:

+ Thuộc các trường hợp được quyền đơn phương chấm dứt theo thỏa thuận trong hợp đồng của các bên

+ Việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên sử dụng dịch vụ.

+ Bên sử dụng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ.

+ Một số trường hợp khác pháp luật quy định riêng đối với từng dịch vụ.

Nội dung mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ

Phần mở đầu gồm có: Quốc hiệu, Tiêu ngữ; Tên cơ quan ban hành văn bản (bên bị vi phạm); Tên văn bản chấm dứt hợp đồng dịch vụ số bao nhiêu; Gửi đến đâu;

Phần nội dung: Các căn cứ pháp lý ở đâu. Có thể là theo thỏa thuận được ghi nhận trong hợp đồng hoặc theo quy định pháp luật; Hợp đồng dịch vụ sẽ chấm dứt từ thời điểm nào; Lý do chấm dứt (đưa ra cơ sở cụ thể); Các phương án xử lý hậu quả, yêu cầu mức bồi thường thiệt hại (nếu có).

Phần kết thúc: Chữ ký, đóng dấu xác nhận của bên thông báo.

Có thể bạn quan tâm

Mẫu biên bản họp phụ huynh đầu năm tiểu học mới nhất năm 2022

Mẫu báo cáo thành tích cá nhân 2020 chi tiết, mới nhất

Mẫu đơn xin cải chính giấy khai sinh mới nhất

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: ”Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết. Vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 083310102. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn tư vấn về dịch vụ luật, giấy tờ pháp lý, hành chính, bảo hộ logo công ty,….., hãy liên hệ ngay với Luật sư X để được giải đáp thắc mắc.

Câu hỏi thường gặp

Các thành phần chính của thể thức văn bản?

– Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
– Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
– Số, ký hiệu của văn bản.
– Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
– Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
– Nội dung văn bản.
– Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
– Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
– Nơi nhận.

Phân loại văn bản hành chính?

Căn cứ Điều 7, Nghị định 30/2020/NĐ-CP:
Văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm