Mẫu tờ khai quan hệ thừa kế chi tiết năm 2023

bởi Trà Ly
Mẫu tờ khai quan hệ thừa kế chi tiết năm 2023

Để có thể chia thừa kế một cách công bằng, những người thừa kế cần viết tờ khai quan hệ thừa kế để làm căn cứ chia tài sản. Quan hệ thừa thừa kế sẽ ảnh hướng đến số di sản thừa kế được nhận, vì vậy người khai quan hệ thừa kế cần khai chính xác và đầy đủ mối quan hệ với người để lại di sản. Nếu như không biết phải viết tờ khai quan hệ thừa kế như thế nào, hãy tham khảo những mẫu tờ khai trên internet. Nếu bạn đang tìm kiếm Mẫu tờ khai quan hệ thừa kế chi tiết, hãy tham khảo Mẫu tờ khai quan hệ thừa kế dưới đây của Luật sư X nhé.

Căn cứ pháp lý

Quyền thừa kế là gì?

Theo Điều 609 Bộ luật dân sự 2015 thì Quyền thừa kế được quy định như sau:

– Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

– Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Theo đó, Quyền thừa kế bao gồm các quyền như sau: quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi mất, quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật và quyền được hưởng phần di sản theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật của người được hưởng di sản.

Pháp luật hiện hành quy định hai hình thức thừa kế bao gồm: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Trường hợp nào thì được hưởng thừa kế theo pháp luật?

Căn cứ vào Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật được quy định như sau:

“Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

Như vậy, những trường hợp được thừa kế theo pháp luật là:

+ Không có di chúc

+ Di chúc không hợp pháp

+ Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

+ Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Mẫu tờ khai quan hệ thừa kế chi tiết năm 2023
Mẫu tờ khai quan hệ thừa kế chi tiết năm 2023

Nội dung Mẫu tờ khai quan hệ thừa kế

Theo Điều 57 Luật công chứng 2014 quy định tờ khai quan hệ thừa kế là giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế trong trường hợp phân chia thừa kế theo pháp luật. Đây là giấy tờ bắt buộc khi làm hồ sơ phân chia di sản theo pháp luật.

Nội dung của tờ khai bao gồm:

  • Ủy ban nhân dân nơi mở thừa kế;
  • Thông tin của người lập tờ khai: tên, hộ khẩu, số CMND/ CCCD,…
  • Thông tin của người để lại di sản;
  • Thông tin về những người đồng thừa kế khác: cha mẹ, con ruột, con riêng, con nuôi của người để lại di sản;
  • Cam kết bảo đảm thông tin được ghi trong tờ khai là chính xác và đầy đủ những người thừa kế.
  • Ký tên và điểm chỉ cuối tờ tường trình.

Mẫu tờ khai quan hệ thừa kế chi tiết

Những điều cần chú ý khi viết tờ khai quan hệ thừa kế

Đối với tờ khai quan hệ thừa kế, những điểm cần phải lưu ý khi viết tờ khai này là:

  • Nêu rõ Ủy ban nhân dân nơi tiếp nhận tờ trình để đảm bảo tờ trình được công chứng, chứng thực đúng quy định;
  • Thông tin của người viết tường trình, người để lại di sản và những người đồng thừa kế phải được ghi chính xác, đầy đủ. Đối với trường hợp người đó đã mất cũng phải được ghi rõ mất vào thời gian nào.
  • Những người được thừa kế di sản phải được ghi đúng, đầy đủ vì văn bản này là căn cứ để chứng minh quan hệ nhân thân giữa người thừa kế di sản và người để lại di sản, là điều kiện để phân chia di sản theo pháp luật;
  • Trong tờ khai, người viết phải CAM KẾT thông tin mình ghi là đúng sự thật và chịu trách nhiệm nếu có sai sót liên quan đến tờ khai xảy ra;
  • Cuối văn bản người viết phải ký tên đảm bảo.

Đây là văn bản cơ sở để xác định người thừa kế, hàng thừa kế khi phân chia di sản theo pháp luật. Để đảm bảo cho quyền lợi của tất cả các bên, văn bản này cần được làm một cách kỹ càng, thông tin khai phải chính xác, đầy đủ.

Khuyến nghị

Khi đối diện các vướng mắc có nguy cơ thiệt hại về tài sản, tinh thần hiện hữu trước mắt, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Luật sư X để chúng tôi kịp thời đưa ra các biện pháp phù hợp, giúp quý khách giải quyết vấn đề thuận lợi.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mẫu tờ khai quan hệ thừa kế chi tiết năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ, thông tin pháp lý liên quan như là mẫu đơn xin rút đơn nghỉ việc vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Người nào không được hưởng thừa kế theo pháp luật?

Căn cứ vào Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người không được quyền hưởng di sản như sau:
Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Nguyên tắc của pháp luật về thừa kế như thế nào?

– Tôn trọng quyền định đoạt tài sản của người để lại di sản. Người để lại di sản hoàn toàn có quyền quyết định ai có quyền được hưởng di chúc, mỗi người được hưởng bao nhiêu hoặc những ai bị truất quyền hưởng di sản thừa kế,…mà không bị phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể khác.
– Tôn trọng quyền của người hưởng thừa kế. Pháp luật dân sự thiết lập các quan hệ dân sự mà ở đó các chủ thể tham gia có quyền tự quyết định cao, tự do ý chí khi thực hiện các quan hệ đó. Vậy nên người thừa kế cũng có quyền từ chối nhận di sản thừa kế trừ trường hợp nguyên do nhận là để trốn tránh nghĩa vụ tài sản với người khác.
– Bình đẳng về thừa kế của cá nhân, được thể hiện ở việc các hàng thừa kế có các chủ thể có đặc điểm khác nhau nhưng vẫn đứng chung hàng thừa kế và được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau.
– Bảo đảm quyền lợi của một số người thừa kế theo quy định của pháp luật. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm