Mức đóng bảo hiểm xã hội của lực lượng vũ trang là bao nhiêu?

bởi Nguyễn Tài
Mức đóng bảo hiểm xã hội của lực lượng vũ trang năm 2023 là bao nhiêu?

Một thuật ngữ quen thuộc trong cuộc sống chúng ta thường được nghe thấy hay nhắc đến đó chính là lực lượng vũ trang nhân dân. Lực lượng vũ trang nhân dân được biết đến là lực lượng xung kích trong khởi nghĩa toàn dân giành lại chính quyền của mình, đây là lực lượng nòng cốt có ý nghĩa và vai trò quan trọng của nền quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân. Vậy chi tiết quy định về lực lượng vũ trang ra sao? Nhiều thắc mắc về mức đóng bảo hiểm xã hội của lực lượng vũ trang năm 2023 là bao nhiêu? Để hiểu thêm quy định về vấn đề này, LSX mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý

Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm có lực lượng nào?

Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam do Đảng ta xây dựng, giáo dục và rèn luyện, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng. Chính vì vậy, ta nhận thấy, nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là nền tảng tư tưởng của lực lượng vũ trang. Vậy lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm có lực lượng nào?

Căn cứ vào Điều 23 Luật Quốc phòng 2018 quy định về thành phần, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân như sau:

Thành phần, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân

1. Lực lượng vũ trang nhân dân gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ.

2. Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, Đảng và Nhà nước; có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

Như vậy, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam bao gồm 03 lực lượng đó là Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ.

Trường hợp nào được sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân là gì?

Lực lượng vũ trang nhân dân được hiểu là các tổ chức vũ trang và bán vũ trang của nhân dân Việt Nam lãnh đạo, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí, có nhiệm vụ: chiến đấu giành và giữ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thanh quả cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước. Căn cứ vào Điều 24 Luật Quốc phòng 2018 quy định về nguyên tắc hoạt động và trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân như sau:

Nguyên tắc hoạt động và trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân

1. Hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ.

2. Trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân được quy định như sau:

a) Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thực hiện theo lệnh của Chủ tịch nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Trong thi hành lệnh thiết quân luật, giới nghiêm thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

Mức đóng bảo hiểm xã hội của lực lượng vũ trang năm 2023 là bao nhiêu?

c) Trong tình trạng khẩn cấp do thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp và quy định khác của pháp luật có liên quan;

d) Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia và quy định khác của pháp luật có liên quan;

đ) Khi tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới thực hiện theo quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh;

e) Khi xảy ra tình huống phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm; tham gia phòng, chống, khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh, việc sử dụng lực lượng vũ trang do Chính phủ quy định.

Như vậy, trường hợp được sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm:

+ Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thực hiện theo lệnh của Chủ tịch nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Trong thi hành lệnh thiết quân luật, giới nghiêm thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Trong tình trạng khẩn cấp do thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp và quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia và quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Khi tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới thực hiện theo quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh;

+ Khi xảy ra tình huống phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm; tham gia phòng, chống, khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh, việc sử dụng lực lượng vũ trang do Chính phủ quy định.

Mức đóng bảo hiểm xã hội của lực lượng vũ trang năm 2023 là bao nhiêu?

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo quy định tại Điều 14, Nghị định 33/2016/NĐ-CP, việc đóng bảo hiểm xã hội của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân được quy định như sau:

– Cán bộ, chiến sĩ công an có hưởng tiền lương thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ bằng 8% mức tiền lương tháng (đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất); còn cơ quan, đơn vị nơi người đó làm việc sẽ đóng 18% tổng quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của cán bộ, chiến sĩ công an có hưởng tiền lương.

Cụ thể, cơ quan, đơn vị nơi chiến sĩ công an làm việc sẽ đóng theo tỷ lệ 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

– Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ công an nhân dân và học viên công an nhân dân sẽ không phải trích đóng bảo hiểm xã hội, nhưng cơ quan, đơn vị nơi người đó công tác hoặc học tập sẽ đóng 23% mức lương cơ sở cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Cụ thể, cơ quan, đơn vị nơi hạ sĩ quan công an nhân dân, công an nghĩa vụ và học viên công an đang công tác và học tập sẽ đóng 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Mức đóng bảo hiểm y tế

Các công an nhân dân sẽ được tham gia bảo hiểm y tế theo nhóm được ngân sách nhà nước chi trả, vì vậy toàn bộ chi phí đóng bảo hiểm y tế sẽ được ngân sách nhà nước đảm bảo (theo Điều 5 Nghị định 70/2015/NĐ-CP). 

Như vậy, các chiến sĩ công an sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí và không phải đóng các khoản tiền hàng tháng.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ:

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mức đóng bảo hiểm xã hội của lực lượng vũ trang năm 2023 là bao nhiêu?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về muốn tách thửa đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Nhiệm vụ của lực lượng vũ trang là gì?

Nhiệm vụ của lực lượng vũ trang là:
Chiến đấu giành và giữ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;
Bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội;
Bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước;
Là lực lượng xung kích trong khởi nghĩa toàn dân giành chính quyền, là lực lượng nòng cốt của quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân.

Cơ cấu tổ chức của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam như thế nào?

Cơ cấu tổ chức của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm 2 lực lượng là:
Lực lượng vũ trang thường trực (Quân đội nhân dân và Công an nhân dân);
Lực lượng vũ trang quần chúng (Dân quân tự vệ và Dự bị động viên).
Trong đó Quân đội nhân dân bao gồm:
Bộ đội chủ lực: Bao gồm các quân đoàn, các binh chủng kỹ thuật, các nhà trường, nhà trường trong toàn quân.
Bộ đội địa phương: Gồm các quân khu, Ban chỉ huy quân sự huyện (quận, thị xã).
Bộ đội biên phòng: Là các đơn vị biên phòng làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc

Những nguyên tắc cơ bản xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kì mới là gì?

– Thứ nhất, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lực lượng vũ trang nhân dân.
– Thứ hai, tự lực tự cường xây dựng lực lượng lực lượng vũ trang
– Thứ ba, nắm vững và giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng
– Thứ tư, bảo đảm lực lượng vũ trang nhân dân luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm