Mức lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp là bao nhiêu?

bởi Thanh Thủy
Mức lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động sẽ phụ thuộc vào mức lương mà người đó được hưởng khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Điều này đã dẫn đến một vấn đề lớn đó chính là khi mức lương người lao động quá cao thì sẽ ảnh hưởng đến cơ quan bảo hiểm xã hội khi mà phải chi trả khoản trợ cấp thất nghiệp lớn. Để khắc phục vấn đề này thì các quy định về “Mức lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp” đã được đưa ra. Sau đây mời bạn hãy cùng LSX tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Hiện nay với sự phát triển không ngừng của nên kinh tế xã hội thì việc đào thải những người không đủ năng lực để tiếp tục thực hiện công việc là điều hiển nhiên, hoặc có thể do nhiều lý do khác nhau mà nhiều người lao động nghỉ việc và không có việc làm trong một khoảng thời gian.. Để hỗ trợ một phần nào đó cho người lao động đang không có việc làm thì bảo hiểm xã hội đã uy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

Căn cứ theo điều 4 khoản 3 Luật Việc Làm 2013 về giải thích từ ngữ có nêu rõ khái niệm bảo hiểm thất nghiệp như sau:

“4. Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.”

Như vậy, Bảo hiểm thất nghiệp là một chính sách bảo hiểm được thiết kế để cung cấp, hỗ trợ tài chính cho những người thất nghiệp.

Tại Việt Nam, chế độ BHTN nhằm giúp đỡ và bảo vệ người lao động, đặc biệt là trong những trường hợp lao động bị mất việc làm do các lý do khách quan như sự giảm bớt vị trí công việc, do thay đổi cơ cấu nền kinh tế hoặc khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dẫn tới việc cắt giảm nhân sự.

Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp được liệt kê tại Điều 43 Luật Việc làm bao gồm:

– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên, trừ người đang hưởng lương hưu, lao động giúp việc gia đình.

Lưu ý: Trường hợp người lao động ký nhiều hợp đồng lao động cùng lúc thì tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động được ký đầu tiên.

– Người sử dụng lao động bao gồm:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân.
  • Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực, người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của doanh nghiệp

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm năm 2013, tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính theo công thức sau:

Mức đóng của doanh nghiệp=1%xQuỹ tiền lương tháng của người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động

Theo điểm a khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm, mỗi tháng, người lao động sẽ phải trích đóng bảo hiểm thất nghiệp với mức sau:

Mức đóng của người lao động=1%xTiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp

Trong đó, tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cũng chính là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động (theo Điều 58 Luật Việc làm năm 2013). Cụ thể:

Người lao động theo chế độ tiền lương mà Nhà nước quy định:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp gồm:

+ Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm.

+ Phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

* Người lao động theo chế độ tiền lương do doanh nghiệp quyết định:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp gồm:

+ Mức lương.

+ Phụ cấp lương.

+ Các khoản bổ sung khác xác định được mức cụ thể, được trả thường xuyên cùng với lương trong hợp đồng lao động. 

Mức lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp

Mức lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp

Khi người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì bảo hiểm thất nghiệp cũng là một trong những loại bảo hiểm bắt buộc trong đó. Khi người lao động nghỉ việc và trước đó đã cùng người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động thì sẽ có nghĩa vụ tham gia Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.

Khi đó, tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp để làm căn cứ đóng sẽ là tiền lương tháng của Người lao động theo quy định.

Căn cứ Điều 58 Luật việc làm số 38/2013/QH13 về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp:

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.

2. Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp“.

Như vậy, mức tiền lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ khác nhau theo hai chế độ tiền lương. Cụ thể:

– Đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

Theo khoản 1 Điều 58 Luật Việc làm 2013, trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Ngày 11/11/2022, Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Theo đó, tăng lương cơ sở lên 1.800.000 triệu đồng/tháng.

Như vậy, tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa là 36.000.000 đồng.

– Đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:

Theo khoản 2 Điều 58 Luật Việc làm 2013, trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Mức lương tối thiểu vùng hiện nay được quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Như vậy, tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa như sau:

 Mức lương tối thiểu vùngTiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa
Vùng I4.680.00093.600.000
Vùng II4.160.00083.200.000
Vùng III3.640.00072.800.000
Vùng IV3.250.00065.000.000

Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Đóng vai trò là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, ngoài ra còn hỗ trợ người lao động được học nghề, tìm kiếm việc làm. Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định có thể làm hồ sơ, thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp để nhận trợ cấp thất nghiệp.

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Theo Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP), hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu);

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ:

+ Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc.

+ Giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Quyết định thôi việc.

+ Quyết định sa thải.

+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

+ Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động; loại hợp đồng đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

– Sổ bảo hiểm xã hội.

Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm (DVVL) nơi NLĐ muốn nhận trợ cấp.

Bước 2: Chờ giải quyết hồ sơ

Sau khi nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, NLĐ tìm việc làm nhưng trong vòng 15 ngày mà chưa tìm được việc làm thì đến Trung tâm dịch vụ việc làm để thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Trung tâm ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ BHXH có xác nhận trả cho người lao động. Trường hợp người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì cơ quan BHXH phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời điểm tính hưởng trợ cấp là từ ngày thứ 16 tính từ ngày nộp hồ sơ.

Bước 3. Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp

Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt chi trả tiền trợ cấp, cơ quan BHXH tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho NLĐ kèm theo thẻ BHYT.

Hàng tháng, cơ quan BHXH thực hiện chi trả tiền trợ cấp thất nghiệp trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng trợ cấp tháng đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ.

Bước 4: Người lao động thông báo tìm việc hàng tháng

Bên cạnh việc nhận tiền trợ cấp, hàng tháng người lao động phải đến Trung tâm dịch vụ việc làm thông báo về việc tìm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp (theo đúng lịch hẹn kèm theo Quyết định trợ cấp thất nghiệp). Trường hợp không đến thông báo về tình trạng tìm kiếm việc làm, người lao động sẽ bị cắt hưởng trợ cấp theo đúng quy định.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Cách xin giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế nhanh chóng năm 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất thổ cư. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp là gì?

Căn cứ Điều 49 Luật Việc làm năm 2013, người lao động muốn hưởng trợ cấp phải đáp ứng đủ các điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp sau đây:
– Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Trừ trường hợp: Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm.
Trừ các trường hợp: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, bị tạm giam, ra nước ngoài định cư, chết,…

Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 50, Luật Việc làm 2013 mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa:
Không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
Không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Công thức tính mức hưởng BHTN
Mức hưởng BHTN hàng tháng = 60% x Bình quân tiền lương 6 tháng liền kề đóng BHTN trước khi nghỉ việc
Đóng BHTN bao lâu thì được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
Quy định về thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BHTN, cụ thể như sau:
– Cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng.
– Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 1 lần hưởng tối đa không quá 12 tháng.
Như vậy người lao động đủ điều kiện và đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở đi thì được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm