Nghỉ việc có bị cắt bảo hiểm y tế không?

bởi Thanh Thủy
Nghỉ việc có bị cắt bảo hiểm y tế

Câu hỏi: Chào luật sư, tôi đang làm việc tại một công ty tư nhân đã được 5 năm, trong thời gian làm việc tại đây thì tôi đều được đóng bảo hiểm xã hội cũng như bảo hiểm y tế. Hiện nay do lý do cá nhân nên tôi quyết định nghỉ việc tại công ty đó, tôi có một thắc mắc đó chính là “Nghỉ việc có bị cắt bảo hiểm y tế” hay không ạ?. Mong luật sư giải đáp.

Bảo hiểm y tế ngày đang đang dần chiếm một vai trò rất quan trọng trong đời sống nhân dân, rất nhiều trường hợp tham gia bảo hiểm y tế đều được chi trả toàn bộ hoặc một phần tiền khám chữa bệnh vậy nên việc tham gia bảo hiểm y tế hiện nay là rất cần thiết. Sau đa mời các hạn hãy cùng tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến bảo hiểm y tế qua bài viết dưới đây của LSX nhé.

Quy định về chế độ bảo hiểm y tế của người lao động

Bảo hiểm y tế do Nhà nước tổ chức và quản lí, chế độ bảo hiểm y tế được đưa ra với mục đích chăm lo sức khỏe, khám và chữa bệnh cho nhân dân. Để từ đó đời sống của nhân dân được đảm bảo và cải thiện. Khi tham gia bảo hiểm y tế thì các chi phí khám và điều trị sẽ được BHYT hoàn trả một phần hoặc toàn bộ, vậy nên đây là một trong những chế độ có ý nghĩa rất lớn hiện nay.

Theo khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm y tế 2008 (Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014): Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Bảo hiểm y tế (bảo hiểm sức khỏe) là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,… nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau.

Tại khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:

1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động)…

Theo đó, mức đóng hàng tháng căn cứ khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH, cụ thể:

Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6.

Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng trong trường hợp là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế. Trong đó, người sử dụng lao động đóng 3%, người lao động đóng 1,5% mức tiền lương tháng.

Theo quy định trên, tiền lương tháng đóng bảo hiểm y tế là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Do đó, mức đóng bảo hiểm y tế của người lao động trong doanh nghiệp năm 2022 được xác định như dưới đây.

Nghỉ việc có bị cắt bảo hiểm y tế hay không?

Người lao động khi làm việc chính thức tại công ty nào đó và đã tham gia ký kết hợp đồng lao động với công ty đó thì sẽ được hưởng một số loại bảo hiểm trong đó có bảo hiểm xã hội, sau khi nghỉ việc tại doanh nghiệp đó thì thẻ bảo hiểm y tế của người lao động được cấp tại doanh nghiệp sẽ hết giá trị sử dụng tại tháng doanh nghiệp báo giảm lao động.

Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì khi doanh nghiệp báo giảm người tham gia BHYT tại đơn vị mình thì thẻ BHYT của người lao động (NLĐ) nghỉ việc sẽ không còn giá trị sử dụng. Đồng nghĩa, NLĐ sẽ không được hưởng quyền lợi BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh (KCB).

Trường hợp nếu đã nghỉ việc và đã chấm dứt HĐLĐ tại công ty thì không thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, thẻ BHYT của tham gia tại công ty cũ sẽ không còn giá trị sử dụng tại tháng công ty báo người lao động nghỉ việc. Nếu người lao động muốn có thẻ BHYT để sử dụng đi khám chữa bệnh thì có thể tham gia BHYT hộ gia đình.

Căn cứ Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.

1. Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.

2. Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này”.

Mức đóng mỗi tháng được quy định tại Điểm e, khoản 1, điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; Người thứ 2, 3, 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Để được hưởng bảo hiểm y tế sau khi nghỉ việc, NLĐ có thể thực hiện một trong các phương án sau đây:

Phương án 1: Tham gia BHYT tự nguyện theo hình thức hộ gia đình

Căn cứ Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì những người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định 148) được tham gia BHYT theo hộ gia đình).

Do đó, NLĐ sau khi nghỉ việc có thể liên hệ với các cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH), đại lý thu BHXH, BHYT để làm thủ tục tham gia BHYT tự nguyện theo hình thức hộ gia đình. Mức đóng BHYT tự nguyện theo hộ gia đình cụ thể như sau:

  • Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở (mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng/tháng).
  • Người thứ 2 đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất.
  • Người thứ 3 đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất.
  • Người thứ 4 đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất.
  • Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Phương án 2: Nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp

Tại Điều 51 Luật Việc làm 2013 quy định:

Điều 51. Bảo hiểm y tế

  1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
  2. Tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp thì NLĐ sẽ được cơ quan BHXH đóng BHYT và cấp thẻ BHYT theo quy định tại Điều 23 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (hiện quy định này đã được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 11 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP).

Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, NLĐ sẽ không được hưởng BHYT. Khi đó, NLĐ có thể tham gia BHYT tự nguyện theo hình thức hộ gia đình như phương án 1 để tiếp tục hưởng chế độ BHYT khi đi KCB.

Nghỉ việc có bị cắt bảo hiểm y tế

 Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế hiện nay là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng của nước ta, do Nhà nước tổ chức thực hiện và không vì mục đích lợi nhuận, theo đó các chế độ của bảo hiểm y tế sẽ nhằm mục đích chia sẻ rủi ro bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính của mỗi người dân khi ốm đau, bệnh tật, tai nạn… Vậy nên nhà nước ta đang đưa ra nhiều quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế với mục khuyến khích người dân tham gia.

Khi tham gia bảo hiểm y tế, người tham gia được hưởng những chế độ và quyền lợi sau:

Được tùy chọn một cơ sở y tế khám chữa bệnh: Người tham gia bảo hiểm y tế được lựa chọn một cơ sở y tế thuận lợi gần nơi công tác hoặc nơi cư trú theo hướng dẫn của Cơ quan bảo hiểm xã hội để đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, được đổi nơi đăng ký ban đầu vào đầu mỗi quý.

Được giảm chi phí khám chữa bệnh: Tùy vào từng đối tượng và tình hình bệnh tật, tai nạn…mà người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được miễn phí hoàn toàn hoặc một phần chi phí điều trị, chi phí khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công cộng.

Mức giảm chi phí khám chữa bệnh đối với các đối tượng như sau:

Trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến

Người bệnh sẽ được hỗ trợ chi trả chi phí khám bệnh theo các mức 80%, 95%, 100% tùy vào từng đối tượng khác nhau nếu khám chữa bệnh đúng tuyến.

Người được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh là:

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan CMKT đang công tác trong lực lượng CAND.

+ Người có công cách mạng, bà mẹ Việt Nam Anh Hùng, lão thành cách mạng, thương bệnh binh>81%. + Trẻ em dưới 6 tuổi.

+ Trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương tối thiểu và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã.

+ Khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế cấp xã.

Người được hưởng 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh là:

+ Người đang được hưởng lương hưu hoặc các trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

+ Người được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng.

+ Người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Người được hưởng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh thuộc các đối tượng khác.

Trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến

Người tham gia BHYT sẽ được miễn giảm:

40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương.

60% chi phí điều trị nội trú đến ngày 31/12/2020;

100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 tại bệnh viện tuyến tỉnh; 100% chi phí tại bệnh viện tuyến huyện.

Đối với các trường hợp người tham gia BHYT sống tại xã đảo, huyện đảo, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo ở vùng kinh tế khó khăn sẽ được hưởng mức hưởng đúng tuyến kể cả khi khám chữa bệnh trái tuyến.

Khuyến nghị

LSX là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Nghỉ việc có bị cắt bảo hiểm y tế chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Nghỉ việc có bị cắt bảo hiểm y tế” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc và nhu cầu sử dụng dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới lệ phí chuyển đổi đất ao sang đất ở. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Mức đóng bảo hiểm y tế tối đa là bao nhiêu?

Cũng theo quy định, mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.
Mức lương cơ sở năm 2023 là 1,8 triệu đồng/tháng. Do đó, mức tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao nhất = 1.800.000 x 20 = 36 triệu đồng.
Như vậy, mức đóng bảo hiểm y tế tối đa của người lao động = 36.000.000 x 1,5% = 540.000 đồng/tháng.
Với trường hợp của bạn đọc, nếu bạn ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ 03 tháng trở lên thì bạn sẽ thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế. Mức đóng bảo hiểm y tế của người lao động bằng 1,5% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Có thể thấy, mức đóng bảo hiểm y tế năm 2023 của người lao động đã có sự thay đổi vì mức lương cơ sở tăng theo quy định mới.

Người lao động nghỉ việc không lương có được hưởng BHYT không?

Để xét người lao động nghỉ việc không lương có được hưởng BHYT không sẽ phải căn cứ vào từng trường hợp nghỉ việc cụ thể của người lao động. Trường hợp nghỉ không lương nhưng do nghỉ ốm đau, thai sản thì vẫn được hưởng quyền lợi về bảo hiểm y tế (BHYT).
Trường hợp nghỉ thai sản 
Căn cứ theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 13, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 nêu rõ trường hợp người lao động nghỉ việc không lương do nghỉ ốm đau, thai sản như sau:
“a) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng”
Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH người lao động vẫn đóng BHXH và BHYT, do đó vẫn được hưởng BHYT theo quy định.
Trường hợp nghỉ khác không hưởng lương 
Trong thời gian người lao động nghỉ làm không hưởng lương, việc đóng và tính hưởng BHXH bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp đến việc đóng và hưởng BHYT của người lao động. Theo quy định theo Khoản 4 và 5, Điều 42, Quyết định số 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
“4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.”
Theo quy định trên để xét người lao động có được hưởng BHYT không khi nghỉ việc sẽ tách ra làm các trường hợp như sau:
– Người lao động nghỉ việc không hưởng lương dưới 14 ngày:
Trường hợp người lao động nghỉ việc không hưởng lương dưới 14 ngày thuộc trường hợp được đóng BHXH bắt buộc đồng nghĩa với việc được đóng BHYT, do đó người lao động vẫn được hưởng BHYT theo quy định tại tháng nghỉ việc.
– Người lao động nghỉ việc không hưởng lương trên 14 ngày: 
Người lao động tại các đơn vị doanh nghiệp nghỉ việc trên 14 ngày không hưởng lương, không đóng BHXH sẽ không được hưởng chế độ BHYT trừ trường hợp 
Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Như vậy sẽ xảy ra hai trường hợp sau: 
Người lao động nghỉ không hưởng lương trên 14 ngày làm việc/tháng do ốm đau, bệnh tật theo quy định của Pháp luật vẫn được hưởng BHYT (theo quy định tại Điều 5). 
Người lao động nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày trở lên/tháng trên 14 ngày làm việc/tháng do các nguyên nhân cá nhân và nguyên nhân khách quan khác (VD: du lịch hoặc doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động) sẽ không được hưởng BHYT do không tham gia BHXH.
Như vậy, có thể thấy trường hợp người lao động nghỉ việc không lương vẫn có thể được hưởng BHYT tại tháng họ nghỉ việc nếu nghỉ do ốm đau, thai sản. Người lao động cần lưu ý để đảm bảo quyền lợi cho mình khi đi khám chữa bệnh BHYT. 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm